James tham gia du lịch cùng nhóm bạn của mình trong kỳ nghỉ cuối tuần. Tò mò, James đã tách ra khỏi nhóm bạn khi họ cùng khám phá dưới hầm mộ Rome. Lúc đầu, dường như anh ấy đã bước vào một cuộc phiêu lưu đặc biệt của riêng mình, nhưng ngay sau đó anh nhận ra rằng mình đã bị lạc đường và chỉ có một mình. Anh đi lòng vòng quanh hầm mộ và không thể tìm được đường ra.
Stones of Rome
Một con khỉ quỷ quái đã xé tấm bản đồ duy nhất và dẫn anh sâu vào hang động. James phải giải những câu đố hóc búa theo cách của mình thông qua 30 cấp độ để khôi phục và lắp ráp 30 mảnh của tấm bản đồ. Nhưng đó vẫn chưa phải là điều tồi tệ nhất, khi đã ra khỏi hang động, James phát hiện ra nhóm bạn của mình đã mất tích. Sử dụng những phác thảo đằng sau tấm bản đồ, anh đã giải nhiều câu đố thông qua những cấp độ thú vị hơn để cứu nhóm của mình. Bạn còn chờ gì nữa, hãy tham gia trò chơi Stones of Rome cùng James và giành chiến thắng.
Ban đầu, đoạn gameplay này xuất hiện trong một buổi phỏng vấn với nhóm phát triển tại hội chợ Paris Games Festival hồi tháng 10. Tuy nhiên, game thủ chỉ được xem phiên bản với chất lượng khá thấp và thường bị cắt ngang bởi các câu hỏi phỏng vấn. Để làm thỏa mãn người xem, Square Enix đã phát hành clip gameplay ở độ phân giải 1080p và không hề bị gián đoạn.
Đoạn video làm nổi bật thế giới khổng lồ của Final Fantasy XV, cũng như các loài sinh vật và môi trường mà người chơi sẽ gặp trong game. Hiệu ứng chuyển đổi ngày đêm cũng xuất hiện trong đoạn clip này. Một điều cần chú ý là đoạn clip này không phản ánh đúng chất lượng của bản game khi tới tay game thủ. Final Fantasy XV vẫn đang phát triển và sẽ còn nhiều thay đổi trước khi chính thức phát hành.
Ngoài ra, Square Enix cũng đưa thêm một video cho thấy những công nghệ được ứng dụng trong Final Fantasy XV, cũng như quá trình xây dựng game dựa trên engine Luminous.
1. Marc Pincus
Marc
Pincus là chủ nhân của Zynga, công ty tạo ra các trò chơi nổi tiếng
trên mạng xã hội như Farmville, Bubble Safari, Words with Friends, Draw
Something và City Ville. Pincus đã đặt tên công ty theo tên chú chó cưng
đã qua đời của mình. Kể từ khi Pincus cổ phần hóa công ty, tài sản của
ông biến động rõ rệt. Cổ phiếu Zynga ở mức cao kỷ lục vào mùa xuân năm
2012, giúp Pincus kiếm bộn tiền.
Tuy
nhiên, sau khi Pincus đưa ra quyết định khó hiểu bán ra 16,5 triệu cổ
phiếu, nhiều tin đồn cho rằng tình hình công ty đang trở nên tồi tệ.
Từng sở hữu 2 tỷ USD, tài sản của Pincus hiện chỉ còn hơn 1 tỷ USD. Năm
2009, Pincus được tặng danh hiệu CEO của năm tại Crunchies Technology
Awards. Hiện ông là chủ tịch hội đồng quản trị Zynga và thôi nắm vị trí
CEO kiêm Giám đốc sản phẩm của công ty. Tính tới năm 2013, tài sản của
Zynga trị giá 2,2 tỷ USD, tổng doanh số năm đạt 873 triệu USD với 2.034
nhân viên. Lượng người dùng hàng tháng của Zynga là 240 triệu.
2. Hajime Satomi
Sau
khi bỏ học vào năm 1975, Hajime Satomi thành lập tập đoàn Sammy. Đây là
công ty chuyên sản xuất thiết bị cho ngành công nghiệp giải trí
Pachinko của Nhật Bản. Đây là hãng sản xuất hàng đầu của các máy chơi
game Pachislot và Pachinko. Năm 2004, Sammy Corporation mua lại Sega
Corporation với giá 394 triệu USD. Dù doanh số bán hàng các loại bóng
Pachinko và máy game thấp khiến thu nhập của Satomi giảm nhưng theo
Forbes, ông vẫn sở hữu tài sản ròng 1,1 tỷ USD. Mới đây, Satomi giành
được giấy phép xây dựng một sòng bạc trị giá 1,7 tỷ USD tại Hàn Quốc, dự
kiến mở cửa vào năm 2017.
Hiện Hajime Satomi là chủ tịch kiêm
CEO, giám đốc của Sega Sammy Holdings, chủ tịch Sammy Corporation, đồng
thời là giám đốc Sega Corp. Năm 2013, Sega Sammy Holdings đạt tổng doanh
thu 3,7 tỷ USD và có 7.149 nhân viên. Cùng năm đó, Sammy Corporation sử
dụng 1.105 nhân viên. Năm 2011, Sega Corporation thu về 4,9 tỷ USD, thu
nhập ròng đạt 512,857 triệu USD. Tính đến năm 2013, tổng nhân viên của
tập đoàn này là 2.208 người. Các sản phẩm chính của công ty gồm có
Dreamcast, Sonic the Hedgehog series, Shining series, Saturn, The House
of the Dead series, Total War series, Game Gear, Master System, Yakuza
series, và Mega-CD. Hajime Satomi là người giàu thứ 33 tại Nhật Bản.
3. Yoshikazu Tanaka
Là
người khá kín tiếng, Yoshikazu Tanaka là một trong những tỷ phú ngành
trò chơi giàu nhất thế giới. Năm 2012, tài sản ròng của Tanaka ước tính
là 3,5 tỷ USD, nhưng tới nay đã giảm xuống còn 1,8 tỷ USD. Tanaka là CEO
công ty dịch vụ mạng xã hội và trò chơi trên điện thoại di động GREE có
trụ sở tại Nhật Bản. Khi mới 26 tuổi, Tanaka bắt đầu phát triển GREE
như một sở thích. Một năm sau đó, anh mở GREE thành một trang web cá
nhân. Trong vòng một tháng, trang web này đã có hơn 10.000 người dùng.
Việc chính phủ Nhật Bản thắt chặt chính sách quản lý quảng bá game trên
mạng xã hội là nguyên nhân khiến tài sản của Tanaka sụt giảm. Những trò
chơi bị trì hoãn ra mắt và doanh số nước ngoài thấp cũng là nguyên nhân
khiến tài sản của Tanaka bốc hơi. Khi 30 tuổi, Yoshikazu Tanaka đưa công
ty lên sàn chứng khoán và GREE trở thành công ty có giá trị thị trường
cao nhất trong ngày đầu tiên. Ở tuổi 33, anh là tỷ phú tự thân trẻ tuổi
thứ 2 trên thế giới, sau Mark Zuckerberg của Facebook. Doanh nhân sinh
năm 1977 này cũng nhận được danh hiệu Doanh nhân tự thân trẻ nhất châu
Á.
4. Gabe Newell
Gabe
Newell là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất trong thế giới trò
chơi trên máy tính tại phương Tây. Tính tới tháng 9/2012, tài sản ròng
của Gabe ước đạt 1,5 tỷ USD. Tới nay, con số này giảm còn 1,1 tỷ USD.
Gabe
là nhà sáng lập tập đoàn Valve, nổi tiếng với các trò chơi phổ biến như
Half-Life, Left 4 Dead và Portal. Công ty còn phát triển hệ thống phân
phối game trực tuyến Steam, giúp mua và tải về các game của chính hãng
hoặc của các hãng khác. Công ty có tài sản ước tính khoảng 3 tỷ USD.
Gabe
bỏ học trường Harvard và gia nhập Microsoft. Tại Microsoft, ông là
người góp công trong việc phát triển những phần mềm đầu tiên của công ty
và dĩ nhiên được trả lương hàng triệu USD. Năm 1996, lấy cảm hứng từ
Michael Abrash, người bỏ Microsoft để phát triển game Quake, Gabe rời
Microsoft và mở công ty riêng, Valve Corporation.
Ngày nay, Valve
sử dụng trên 330 nhân công với tổng vốn chủ sở hữu 2,5 tỷ USD. Gabe đã
kết hôn và có hai con. Ông cũng nhận được nhiều danh hiệu như “Cái tên
bạn nên biết” của Forbes năm 2010 và BAFTA Fellowship Award năm 2013.
Trong một cuộc phỏng vấn với CVG năm 2011, Gabe cho biết 3 trò chơi yêu
thích nhất của mình là Super Mario 64, Doom và Star Trek.
5. Hiroshi Yamauchi
Hiroshi
Yamauchi là CEO của công ty trò chơi Nintendo khi 55 tuổi. Kể từ những
ngày sơ khai với bài lơ khơ, cho tới các hình thức giải trí điện tử mới,
Hiroshi đã đưa công ty lên đỉnh cao thành công về mặt tài chính.
Hiroshi lần đầu tham gia vào lĩnh vực trò chơi điện tử vào năm 1974 với
máy chơi game Magnavox Odyssey. Kể từ đó, nhắc tới cái tên Nintendo là
nhắc tới máy chơi game. Là người giàu thứ 11 tại Nhật Bản, Hiroshi về
hưu vào năm 2005. Kể từ đó, doanh số của Nintendo có xu hướng đi xuống,
khiến tài sản ròng của Hiroshi giảm từ 2,8 tỷ USD xuống còn 2,5 tỷ USD.
Năm 2006, trước khi chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, tài sản
của Hiroshi được thống kê là 7,8 tỷ USD.
Năm
2013, Hiroshi Yamauchi qua đời ở tuổi 85. Ông kết hôn với bà Michiko
Inaba và có 3 người con. Con gái đầu của họ sinh năm 1950 và sau nhiều
lần thất bại, họ có cô con gái thứ 2. Không lâu sau đó, bà Inaba hạ sinh
con thứ ba, là một cậu con trai.
Trong khi mảng công nghệ di động chứng kiến nhiều thay đổi trong suốt 5 năm trở lại đây, bao gồm cả sự lớn mạnh của hệ máy tablet và các loại máy tính kết hợp máy tính bảng, vẫn có một thứ nguyên vẹn như ngày đầu: laptop chơi game. Thế mạnh của những cỗ máy được mệnh danh là "quái vật", tất nhiên, không nằm ở kích cỡ mỏng manh hay màn hình cảm ứng, mà nằm ở tốc độ và hiệu năng.
Nghe có vẻ đơn giản, thế nhưng hiện nay có rất nhiều loại laptop đang xuất hiện trên thị trường, từ loại thông dụng chỉ vài triệu cho đến chuyên dụng với giá nghìn đô. Lựa chọn một chiếc laptop phù hợp túi tiền nhưng vẫn đủ mạnh để "chiến" game mình yêu thích là mong muốn chính đáng của game thủ. Dưới đây là những lưu ý cần thiết để tìm được một chiếc laptop như vậy.
GPU – thứ cần để mắt đến đầu tiên
Chẳng phải chỉ riêng laptop, đã là công cụ để chơi game thì bất cứ thiết bị nào cũng sẽ đặt tầm quan trọng của GPU lên hàng đầu. Khi đi mua sắm, khách hàng rất dễ bị phân tâm bởi các thiết bị bổ sung như RAM, ổ cứng, bàn phím đèn LED... Hãy tâm niệm một điều: Tất cả bắt buộc phải gạt ra ngoài chừng nào còn chưa chọn được một chiếc laptop có card đồ họa ưng ý.
Ảnh
Trong khuôn khổ bài viết này, rất khó để tóm tắt được GPU nào tốt nhất (tức là hiệu năng phải xứng đáng với giá thành) vì các nhà sản xuất tung sản phẩm ra thường xuyên, với nhiều loại khác nhau và thậm chí nhiều tinh chỉnh khác nhau. Do đó trước khi mua laptop hãy tham khảo kĩ và đừng quên rằng, ở đây xét về hiệu năng có 5 loại tất cả, xếp theo thứ tự từ mạnh nhất đến yếu nhất. Tất nhiên, tiền nào thì của nấy.
CPU – cực kì quan trọng
Đừng vì nhắc đến GPU đầu tiên mà nghĩ rằng chúng ta có thể lờ đi được CPU. Nên nhớ rằng trong nhiều trường hợp, CPU còn cần thiết hơn cả GPU.
Không giống như suy nghĩ thông thường của game thủ về "sát thủ cấu hình", trên thực tế những game như vậy có thể chia làm hai loại: Yêu cầu GPU và yêu cầu CPU. Phần lớn game chỉ cần một card màn hình thật tốt và CPU Core i3 hoặc i5 là đủ, nhưng có vài game, thậm chí còn khiến cho Core i7 lõi tứ phải lê lết. Supreme Commanderlà một trường hợp như vậy, và đáng ngạc nhiên là game đã ra mắt cách đây 5 năm.
Ảnh
Core i5 là lựa chọn đầu tiên cho những game thủ không muốn bỏ ra quá nhiều tiền. Ở thời điểm hiện tại, các tác vụ đa nhiệm hay yêu cầu cao về CPU vẫn có thể xử lí dễ dàng bởi một mainboard Core i5 Ivy Bridge, phần tiền dư ra có thể dùng để nâng cấp một GPU tốt hơn.
Tất nhiên, người sử dụng có thể chọn Core i7 lõi tứ nếu thích và có đủ tiền. Nhưng không cần phải chọn mẫu mới nhất, chỉ cần Core i7-3610QM là đủ, cũng không cần phải chọn phiên bản tinh chỉnh bởi dù có nhanh hơn nhưng vẫn không xứng với số tiền bỏ ra. Tiền ấy tốt nhất nên để làm việc khác.
Ổ cứng SSD cần được quan tâm đúng mức
Trong khi HDD sử dụng các đĩa từ quay nhanh để lưu dữ liệu, thì SSD sử dụng các chip nhớ NAND Flash. Chính vì không có bộ phận cơ học chuyển động nên SSD nhanh hơn, bền hơn và tiết kiệm điện hơn. Tuy nhiên, nó lại đắt tiền hơn khá nhiều so với ổ từ nhưng khoản tiền bỏ ra thường sẽ không bị phí, sự khác biệt giữa SSD và HDD thực sự lớn và có thể nhận thấy ngay khi mở ứng dụng, sao chép dữ liệu, khởi động máy tính. Bên cạnh đó, thời lượng dùng pin được kéo dài và việc di chuyển máy tính xách tay thoải mái hơn mà không phải lo nhiều tới ổ cứng bị ảnh hưởng.
Ảnh
Mặc dù có cùng thế mạnh, không phải toàn bộ các ổ SSD đều giống nhau. Một số lại chậm chạp hơn hẳn các đồng loại. Lí do của sự khác biệt này là giao tiếp sử dụng và loại bộ điều khiển mà các nhà sản xuất chọn lựa. Thông thường, giao tiếp SATA 3 Gb/giây hoặc thậm chí là 6 Gb/giây là đủ với SSD, trong khi PATA cũ hơn sẽ khiến SSD chạy chậm hẳn.
Chính vì thế, trước khi tiến hành chọn SSD cho laptop, người mua nên tham khảo thông tin từ nhiều nguồn khác nhau về mẫu ổ muốn chọn. Nên tìm các loại SSD có chất lượng tốt sử dụng bộ điều khiển của Intel, Indilinx hay Sandforce… Nếu mua máy với SSD tích hợp sẵn, hãy hỏi những người sử dụng khác xem tốc độ của SSD đó ra sao. Thực tế cho thấy nhiều loại SSD tích hợp có tốc độ không được tốt trong khi giá vẫn khá cao.
Kích thước màn hình nên phù hợp với chất lượng đồ họa
Độ phân giải khởi đầu của các dòng laptop đa mục đích là 1280 x 800, cao nhất là 1920 x 1200 thường chỉ có trong các laptop cao cấp dành cho các game thủ. Với những công việc tính toán hàng ngày, độ phân giải 1280 x 800 pixel là phù hợp.
Một số laptop 13,3 inch có độ phân giải này như Apple MacBook, Dell XPS M1330, Sony VAIO CR và Toshiba Satellite U405. Độ phân giải 1280x800 cũng là tiêu chuẩn với laptop 14 và 15 inch.
Ảnh
Độ phân giải đó là tiêu chuẩn với laptop 14 và 15 inch, nhưng cũng có một số ngoại lệ. Ví dụ, chiếc Dell Inspiron 1420 14 inch và chiếc Dell Inspiron 1525 15,4 inch có lựa chọn thêm 50 USD để nâng cấp màn hình độ phân giải từ 1440 x 900 lên 1680 x 1050 pixel. Độ phân giải phù hợp với những người biên soạn ảnh hoặc chơi game, với nhu cầu bình thường thì biểu tượng và chữ trên màn hình sẽ nhỏ, khó đọc hơn.
Và hãy nhớ: Vì sao mua laptop chứ không phải build case
Các nhà sản xuất laptop cho thị trường game sẽ thường quảng cáo về việc máy tính của họ nhỏ hơn nhưng chất lượng chơi game thì không thua kém gì những cỗ máy thuộc loại hàng khủng. M14x của Alienware là một ví dụ điển hình cho vụ "nhỏ nhưng có võ" kiểu này, một cỗ máy chơi game thực thụ bất cứ ai cũng phải thèm muốn.
Ảnh
Tuy nhiên, những trường hợp như M14x (nặng dưới 3 kg) thật sự rất ít. Bài học kinh nghiệm cho thấy càng là laptop chơi game, máy sẽ càng cồng kềnh. Nếu chọn mua laptop ở cỡ màn hình 14 -15 inch, hầu hết người dùng không quá quan tâm đến cân nặng của máy, vì máy chủ yếu được dùng thay thế máy để bàn. Tuy vậy cũng có nhiều model không nặng lắm, trung bình nặng 2,4 - 2,7 kg, cao hơn có thể đến 3 kg, còn thấp hơn cũng có dòng chỉ 2,2 kg. Các laptop ở cỡ màn hình này đều có bàn phím đầy đủ với các phím được bố trí rộng rãi, có bàn phím số, phù hợp với những người hay làm việc với số liệu. Chúng cũng thường được trang bị card màn hình rời để phục vụ cho các công việc đòi hỏi đồ họa, hoặc phục vụ mục đích giải trí, chơi game, xem phim…
Còn laptop trên 17 inch thường có cấu hình "khủng" và dành cho dân thiết kế đồ họa và các game thủ "chuyên nghiệp". Các laptop này đều có khối lượng trên dưới 4 kg, khá nặng nề và cồng kềnh. Game thủ chỉ nên chọn mua các laptop loại này nếu ít phải di chuyển. Giá của chúng cũng khá đắt, chỉ phù hợp với các tay chơi công nghệ. Do đó, hãy cân nhắc kĩ trước khi lựa chọn một chiếc laptop như vậy.