Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2020

Màn hình chuyên chơi game - Liệu bạn đã lựa chọn đúng?



Đối với các game thủ, thì việc lựa chọn màn hình không chỉ đơn thuần là chọn model nào kích thước to nhất với giá bán rẻ nhất như những người dùng phổ thông.

VG245H | Màn hình | ASUS Việt Nam



Đối với người sử dụng máy tính phổ thông, họ thường quan niệm rằng màn hình không phải là ưu tiên hàng đầu khi xây dựng cấu hình máy tính. Họ thường tập trung vào các thành phần như chip xử lý, card đồ họa, RAM...

Quan niệm này, cùng với việc các nhà sản xuất đưa ra những khuyến mại hấp dẫn cho các model màn hình tầm thấp, thường khiến người dùng "hoa mắt" mà chọn đại một mẫu màn hình nào to nhất với mức giá rẻ nhất có thể. Tất nhiên, điều này cũng có phần thông cảm khi mà nhu cầu sử dụng của đối tượng này không mang tính chuyên dụng. Tuy nhiên, nếu như bạn đang lựa chọn 1 model màn hình chuyên chơi game, quan niệm trên là một quan niệm sai lầm.

Bởi xét cho cùng chơi game là một trải nghiệm thiên về phần hình ảnh. Bạn muốn thưởng thức những hình ảnh, đồ họa đẹp, bạn phải có một chiếc màn hìnhđúng chuẩn giúp đồ họa không chỉ hiển thị được đẹp nhất, mà còn giúp bạn nhanh chóng phản ứng với các đối thủ trong game.

Độ phân giải


Hầu hết màn hình mà game thủ cân nhắc lựa chọn để chơi game là trong khoảng 24 inch đến 30 inch. Và các màn hình trong tầm kích thước này thường có nhiều lựa chọn độ phân giải khác nhau. 1920 x 1080 hay còn gọi là 1080p thường là độ phân giải được cho là chuẩn mực từ trước tới nay, tuy nhiên gần đây thì các mẫu màn hình độ phân giải cao hơn, 2560 x 1440 cũng bắt đầu xuất hiện nhiều hơn, và giá bán của chúng, tất nhiên, cũng cao hơn.

Màn hình có độ phân giải cao hơn sẽ giúp cho chất lượng hình ảnh tốt hơn, bởi độ phân giải càng cao đồng nghĩa với việc khoảng cách giữa các điểm ảnh gần như không còn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nếu bạn lựa chọn màn hình 1440p, thay vì 1080p, thì lúc này số điểm ảnh đã tăng lên thành 3.686.400, từ 2.073.600. Lúc này, gánh nặng xử lý sẽ đè lên card đồ họa của máy tính. Và hiện nay, ngay cả những phần cứng thuộc dạng mạnh hàng đầu cũng có thể chỉ xử lý được các game cao cấp như Battlefield 4 ở độ phân giải tối đa 1440p.

Điều này có nghĩa là bạn cần cân nhắc khả năng xử lý của toàn bộ phần cứng trên máy trước khi lựa chọn độ phân giải cho màn hình. Nếu bạn chỉ sở hữu card đồ họa tầm trung, việc chọn mua màn hình 1440p sẽ là sự lựa chọn không hợp lý, nhất là nếu bạn muốn chơi các game đồ họa đỉnh nhất hiện nay. Còn nếu bạn đủ tiền để trang bị những card đồ họa mạnh nhất, màn hình 1440p rõ ràng là sự lựa chọn tốt nhất dành cho bạn.

Bạn cũng sẽ bắt gặp các độ phân giải dành cho màn hình tỷ lệ 16:10 như 1920×1200 và 2560×1600. Tuy nhiên chúng không mang lại trải nghiệm game gì quá đặc biệt hơn so với các màn hình tỷ lệ 16:9. Tất nhiên, chúng cũng hoàn toàn phù hợp để lựa chọn làm màn hình chơi game. Và nếu bạn thích chơi các game có yêu cầu một giao diện lớn, như game MMO, thì màn hình 16:10 sẽ là sự lựa chọn phù hợp hơn bởi chúng cung cấp thêm không gian hiển thị.

Tìm hiểu các thông số


Để có thể xác định được đâu là mẫu màn hình tốt nhất, màn này tốt hơn màn kia...là một công việc không hề dễ dàng. Những thông số mà nhà sản xuất đưa ra, như độ tương phản động, hoàn toàn vô dụng và không thể dùng làm căn cứ đánh giá. Lý do là bởi hiện nay không có một chuẩn chung nào để đánh giá những ảnh hưởng của chúng.

Vậy thì người dùng phải tìm câu trả lời cho câu hỏi khó khăn này ở đâu. Đó chính là các bài review, đánh giá chi tiết từ những nguồn tin cậy. Các website chuyên về đánh giá màn hình thường sử dụng những phần cứng theo một chuẩn chung để đánh giá một cách khách quan chất lượng hình ảnh. Khi tìm hiểu các bài đánh giá màn hình, bạn cần chú ý tới các thông số như độ tương phản, độ chính xác màu và mức đen (black level) của màn hình. Những thông số này được đánh giá cao đồng nghĩa với việc màn hình sẽ giúp hiển thị hình ảnh chất lượng cực tốt, thậm chí tạo ra được chiều sâu của hình ảnh.


Các thông số như game màu, dù có thể làm ảnh hưởng tới độ chính xác màu, nhưng không quá quan trọng, bởi yếu tố này của màn hình có thể sẽ mâu thuẫn với các nhà phát triển game: nhà phát triển khi làm game thường giả định rằng game thủ sẽ sử dụng một màn hình với dải màu hẹp. Kết quả là không có sự đồng bộ giữa phần cứng và game, và bạn không nhận được bất kì lợi ích nào từ thông số này. Bạn cũng có thể bỏ qua độ sáng màn hình, trừ khi có nhu cầu chơi game trong môi trường nhiều ánh sáng. Tuy nhiên ngay cả trong trường hợp này thì tốt hơn là bạn mua thêm một cái rèm che.

Thông số tiếp theo trên màn hình mà bạn cần đề ý chính là tỷ lệ làm tươi (refresh rate). Hầu hết màn hình có tỷ lệ làm tươi 60 Hz, nhưng cũng có model có fresh rate 120 Gz hay thậm chí 240 Hz. Nếu màn hình của bạn có tỷ lệ làm tươi 60 Hz, nhưng phần cứng của máy, card đồ họa có thể cho tỷ lệ khung hình cao hơn, điều đó đồng nghĩa với việc bạn đã phải hy sinh một chút ở độ mượt mà của hình ảnh. Thậm chí có thể bạn sẽ gặp phải hiện tượng rách hình (screen tearing). Vấn đề này có thể được giảm thiểu nếu bạn sử dụng card đồ họa có công nghệ V-Sync của Nvidia (yêu cầu game chỉ tạo tốc độ khung hình tối đa 60 fps).

Ngoài ra, các màn hình có tỷ lệ làm tươi cao cũng giúp khung hình xuất hiện nhanh hơn, giúp làm giảm 1 phần lag cho các lệnh nhập (input). Tổng kết lại, việc chọn mua các màn hình có tỷ lệ làm tươi cao tuy không phải là một điều "bắt buộc" nhưng đó sẽ là sự lựa chọn tốt hơn, đặc biệt là đối với các game thủ hay chơi game hành động. Cách mà các chuyển động được render cũng có vai trò quan trọng. Việc xử lý không tốt các đối tượng chuyển động nhanh có thể dẫn tới những lỗi như bóng ma: đối tượng sau khi di chuyển vẫn để lại phía sau một đường vạch khó coi.

Tạm kết


Có thể nói không có một model màn hình nào hoàn hảo từ đầu đến cuối cho việc chơi game. Bạn có thể phải hy sinh một yếu tố nào đó để đổi lấy một điểm mạnh khác. Một vài màn hình cho chất lượng hình ảnh cực tốt, một vài mẫu cho tỷ lệ làm tươi cao...Tuy nhiên cần khẳng định luôn là màn hình chất lượng cao luôn đi kèm với mức giá không hề rẻ. Tuy nhiên, thường thì các game thủ sẽ ưu tiên ở chất lượng hình ảnh, hơn là độ mượt mà của hình, bởi dù sau hình ảnh đẹp cũng dễ dàng nhận ra hơn. Tuy nhiên, nếu thích chơi các game hành động như Counter Strike hay Diablo 3, bạn nên cân nhắc ưu tiên màn hình có tỷ lệ làm tươi cao với những lợi ích như đã nói.



Thứ Tư, 11 tháng 11, 2020

Những video game kinh điển (Phần II)




Dù Angry Birds hay Halo đã qua cơn sốt, song không ai quên được nó đã gây tiếng vang như thế nào khi ra đời.


Nếu 10 game trước gắn bó với thế hệ ông bà, cha mẹ thì 10 game sau là những game gối đầu giường của nhiều bạn trẻ 8x đời cuối và 9x.

World of Warcraft
Image result for World of Warcraft


Mortal Kombat (1992)


Trò chơi sinh tử được sáng tạo bởi hai nhà lập trình Ed Boon và John Tobias. Mới đầu nó có tên là Mortal Combat, nhưng sau đó nó được cố ý đổi thành Mortal Kombat, vì tác giả muốn nhấn mạnh một điều, khi chơi game của mình, người chơi phát thích cực “Kill” (giết) nếu không sẽ bị “Mortal” (chết). Đây là một game võ thuật, mang tính đối kháng rất cao kèm theo những cảnh máu chảy, đầu rơi hết sức bạo lực.

Wolfenstein 3-D (1992)


Đây là game bắn súng cá nhân đầu tiên được phát triển bởi id Software, được sản xuất bởi Apogee Software. Giới thiệu lần đầu vào 5-5-1992, với bản DOS, được lấy cảm hứng từ những game của thập niên 1980 như Castle Wolfenstein và Beyond Castle Wolfenstein. Bản quảng cáo đầu tiên của Wolfenstein 3-D được phát hành qua shareware, cho phép người dùng copy rộng rãi hơn. Game đóng vai này được 13 người tạo ra trong 2 tháng. Người chơi đóng vai lính Mỹ cầm súng tiêu diệt Đức quốc xã để trốn khỏi lâu đài Wolfenstein.

Pokemon (1996)


Pokemon chính là game gối đầu giường của rất nhiều thế hệ 7x và 8x. Được phát triển bởi Game Freak và Creatures Inc, phát hành bởi Nintendo, công ty sản xuất game hàng đầu thời điểm đó. Nó được giới thiệu lần đầu vào năm 1996 ở Nhật Bản, cho máy chơi game bỏ túi. Nó thành công đến nỗi, không những phổ biến vượt ra ngoài biến giới Nhật Bản mà còn trở thành một thương hiệu riêng, giúp Nintendo thu về hàng tỉ đô la. Không chỉ trong game, các con Pokemon còn đi ra ngoài đời thực trở thành thiệp, đồ chơi, lắp ráp, hoạt hình…

Halo (2001)


Game về khoa học viễn tưởng này giúp Microsoft chen chân vững chắc ở thị trường game béo bở. Nó được công ty Bungie phát triển. Halo là cuộc chiến giữa con người mà một liên minh thần thánh ngoài trái đất với tên gọi Covenant. Cái tên Halo được đặt theo tên phi thuyền Halo trong game, phi truyền này cực rộng và có điều kiện có thể sống được, là chiến trường để hai phe chiến đấu. Nếu Wolfenstein 3-D thì người chơi chỉ có thể bắn súng góc nhìn thứ nhất, thì Halo có thêm góc nhìn thứ ba.

GTA San Andreas (2004)



Game phiêu lưu hành động thế giới mở cho Rockstar phát triển và được phát hành bởi Rocks Games. Điều khiến game này trở thành một thương hiệu riêng nổi tiếng là những cảnh tai nạn ô tô, cũng như các phân cảnh như bị cảnh sát đuổi bắt vì người chơi đã đâm vào xe cảnh sát. Game lấy bối cảnh ở tiêu bang San Andreas (dựa trên địa hình hai bang California và Nevada), bao gồm 3 thành phố Los Santos (dựa trên Los Angeles), San Fierro (dựa trên San Francisco) và Las Venturas (dựa trên Las Vegas).

World of Warcraft (2004)



World of Warcraft không phải là game nhập vai đầu tiên, nhưng không nghi ngờ gì nữa, nó là game gây được tiếng vang mạnh nhất. Được sáng tạo bởi Blizzard Entertaiment. Đây là game thứ tư được giới thiệu trong seri thế giới tuyệt vời Warcraft, World of Warcraft được phát hành vào 23-11-2004, trong lần kỷ niệm 10 năm thương hiệu Warcraft được ra mắt. Ngay trong ngày đầu tiên Blizzard tung ra World of Warcraft, đã có khoảng hơn nửa triệu người trên thế giới tìm mọi cách đăng nhập vào thế giới kỳ ảo này.

Braid (2008)



Đây không phải là game đầu tiên giành cho trẻ em, nhưng chắc chắn là một trong những game đẹp nhất. Game theo thể loại platform-puzzle, kể về hành trình cứu công chúa của Tim. Người chơi sẽ hóa thân thành Tim, một vị anh hùng bất đắc dĩ mặc chiếc áo đen, thắt nơ đỏ; đi cứu công chúa bị một con quỷ dữ bắt đi vì sai lầm ngớ ngẩn của chàng. Game được phát triển bởi Number Nonne Inc, sở hữu bởi Microsoft. Năm 2006, Braid đoạt giải “Game sáng tạo nhất” tại Independent Games Festival.

Angry Birds (2009)


Những chú chim giận dữ được phát triển bởi một công ty Phần Lan có tên Rovio Entertainment. Những chú chim được cách điệu hóa, không cánh, với khuôn mặt giận dữ được bỏ trên máy bắn đá hoặc cái ná rồi bắn tới trước, tàn phá các mục tiêu khác nhau. Phiên bản đầu tiên của Angry Birds xuất hiện trên iOS của Apple vào tháng 12-2009. Sau đó, 12 triệu bản được copy trên App Store của Apple. Được đánh giá là “một cú hích lớn trong năm 2010”.

Skyrim (2011)



Game nhập vai hành động thế giới mở, được phát triển bởi Bethesda Game Studios và phát hành bởi Bethesda Softworks. Đây là phần 5 của game The Elder Scroll. Người chơi sẽ đánh bại Alduin, một con rồng được tiên đoán sẽ hủy diệt thế giới tại tỉnh Skyrim. Những phiên bản đầu tiên của Skyrim là dành cho Microsoft Windows, PlayStation 3 và Xbox 360. Trong tuần đầu tiên, 7 triệu bản Skyrim đã được bán ra thị trường.

Mass Effect 3 (2012)



Trò chơi nhập vai này được phát triển bởi BioWare, do Electronic Arts phát hành. Về cơ bản nó giống hai phần Mass Effect trước, nhưng hệ thống ẩn nấp, chiến trường, vũ khí…được cải thiện rất nhiều, giúp game hấp dẫn hơn. Chỉ trong vòng 1 tháng sau khi ra mắt, Mass Effect 3: Special Edition đã bán hơn 3,5 triệu bản, 1 con số cực kỳ ấn tượng. Nói không ngoa, nó chính là con gà đẻ trứng vàng cho Electronic Arts.







Theo Nguon Tin

Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2020

Cân nhắc lợi và hại khi cho trẻ chơi game


Về phương diện khoa học, trò chơi điện tử ít nhiều giúp trẻ phát huy những kỹ năng quan trọng trong quá trình phát triển nhận thức và tư duy về thế giới xung quanh, tuy nhiên nếu không có sự quan tâm của phụ huynh việc chơi game có thể gây nhiều tác hại cho sức khỏe của trẻ.

Những lợi ích cần ghi nhận khi cho trẻ chơi game
8 lợi ích 'không tưởng' của việc chơi game 

- Giúp trẻ thông minh hơn: các nhà khoa học Úc đã chỉ ra rằng các trò chơi điện tử giúp trẻ nâng cao khả năng giải quyết vấn đề. Bởi khi chơi, trẻ luôn có tâm lý phải chiến thắng trò chơi, điều này đòi hỏi trẻ phải luôn tập trung và nghĩ ra phương thức thực hiện tốt, lâu dần sẽ tạo cho trẻ thói quen tự tin và cố gắng, khi gặp một vấn đề khó giải quyết.

- Hòa đồng với bạn bè xung quanh: việc chơi game chung với các bạn đồng trang lứa sẽ giúp trẻ gần gũi, chia sẻ, biết cách đối thoại; với trò chơi đòi hỏi chơi theo lượt sẽ tạo cho trẻ tính kiên nhẫn, tôn trọng người khác, biết cách thương lượng, thỏa thuận.

- Phát huy tư duy sáng tạo: các nhà khoa học Mỹ đã chỉ ra việc chơi game giúp trẻ có thể phát triển tư duy sáng tạo và tạo tâm lý thoải mái, tự tin khi đưa ra các quyết định, các ý kiến của bản thân.

- Cải thiện khả năng đọc của trẻ: với trẻ nhỏ khi bắt đầu tập đọc, khó khăn thường gặp phải khi đọc là do sự thiếu tập trung, ảnh hưởng đến thị giác chứ không phải là vấn đề về ngôn ngữ. Chơi game sẽ giúp trẻ nâng cao sự chú ý thị giác, chủ yếu là cải thiện việc khai thác các thông tin trong một môi trường cụ thể, có được khả năng định hướng và sự tập trung cao hơn, hiệu quả hơn và nhanh chóng hơn trong việc thanh lọc các thông tin liên quan từ một văn bản viết cụ thể.

Những tác hại khi cho trẻ chơi game mà không có sự kiểm soát

- Có thể gây tổn thương tay trẻ: những tổn thương này phát sinh khi trẻ lặp đi lặp lại động tác ấn ngón tay vào bàn phím hoặc nút điều khiển, ví dụ như trò chơi đòi hỏi người chơi phải ấn nút điều khiển bằng ngón cái sẽ gây nguy cơ tổn thương gân duỗi ngón cái.

- Tăng nguy cơ trẻ bị béo phì: việc chơi game quá nhiều khiến trẻ thường ngồi lì một chỗ, ít vận động, thích ăn uống những loại thực phẩm có nhiều đường.

- Ảnh hưởng xương: chơi game quá nhiều giờ, trẻ phải ngồi lâu một chỗ và lười vận động khiến cho xương của trẻ khó phát triển một cách toàn diện.

- Tổn thương mắt: trẻ tập trung chú ý chơi game quá lâu sẽ gây mỏi mắt do mắt phải điều tiết nhiều. Ngoài ra, những yếu tố như khoảng cách từ mắt trẻ tới vật dụng thực hiện trò chơi không đảm bảo theo qui định, hoặc lượng ánh sáng không đủ… tất cả đều có thể gây tổn thương cho đôi mắt của trẻ.

Để giúp trẻ vui khỏe tham gia trò chơi điện tử an toàn, 4 nguyên tắc quan trọng các bậc cha mẹ cần chú ý:

1. Cha mẹ nên chú ý từ đầu khi bắt đầu cho trẻ chơi điện tử, cần chọn những game lành mạnh phù hợp với lứa tuổi cũng như tính cách của trẻ. Tuyệt đối tránh những game bạo lực nhằm bảo vệ tâm trí còn non nớt của trẻ.

2. Thực hiện một kế hoạch tính toán hợp lý, cân bằng giữa việc học tập, sinh hoạt và vui chơi của trẻ, mang lại lợi ích tốt nhất cho sức khỏe của trẻ.

3. Chỉ nên cho trẻ chơi game tối đa trong vòng 1 giờ sau khi trẻ đã hoàn thành xong các bài tập trên lớp, để trẻ có thể thư giãn và như một phần thưởng “tinh thần”, giúp trẻ phấn khởi, vui vẻ.

4. Cần tạo cho trẻ một không gian an toàn khi chơi game, phòng ốc thoáng mát, đủ dưỡng khí, đủ ánh sáng… Không nên cho trẻ chơi game ở những nơi mà trẻ một mình riêng tư, nên sắp xếp ở những nơi mà bạn có thể kiểm soát được mọi sinh hoạt chung trong gia đình và của trẻ.


Nguồn: Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM


KInh Doanh

Danh Mục