Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2020

Màn hình chuyên chơi game - Liệu bạn đã lựa chọn đúng?



Đối với các game thủ, thì việc lựa chọn màn hình không chỉ đơn thuần là chọn model nào kích thước to nhất với giá bán rẻ nhất như những người dùng phổ thông.

VG245H | Màn hình | ASUS Việt Nam



Đối với người sử dụng máy tính phổ thông, họ thường quan niệm rằng màn hình không phải là ưu tiên hàng đầu khi xây dựng cấu hình máy tính. Họ thường tập trung vào các thành phần như chip xử lý, card đồ họa, RAM...

Quan niệm này, cùng với việc các nhà sản xuất đưa ra những khuyến mại hấp dẫn cho các model màn hình tầm thấp, thường khiến người dùng "hoa mắt" mà chọn đại một mẫu màn hình nào to nhất với mức giá rẻ nhất có thể. Tất nhiên, điều này cũng có phần thông cảm khi mà nhu cầu sử dụng của đối tượng này không mang tính chuyên dụng. Tuy nhiên, nếu như bạn đang lựa chọn 1 model màn hình chuyên chơi game, quan niệm trên là một quan niệm sai lầm.

Bởi xét cho cùng chơi game là một trải nghiệm thiên về phần hình ảnh. Bạn muốn thưởng thức những hình ảnh, đồ họa đẹp, bạn phải có một chiếc màn hìnhđúng chuẩn giúp đồ họa không chỉ hiển thị được đẹp nhất, mà còn giúp bạn nhanh chóng phản ứng với các đối thủ trong game.

Độ phân giải


Hầu hết màn hình mà game thủ cân nhắc lựa chọn để chơi game là trong khoảng 24 inch đến 30 inch. Và các màn hình trong tầm kích thước này thường có nhiều lựa chọn độ phân giải khác nhau. 1920 x 1080 hay còn gọi là 1080p thường là độ phân giải được cho là chuẩn mực từ trước tới nay, tuy nhiên gần đây thì các mẫu màn hình độ phân giải cao hơn, 2560 x 1440 cũng bắt đầu xuất hiện nhiều hơn, và giá bán của chúng, tất nhiên, cũng cao hơn.

Màn hình có độ phân giải cao hơn sẽ giúp cho chất lượng hình ảnh tốt hơn, bởi độ phân giải càng cao đồng nghĩa với việc khoảng cách giữa các điểm ảnh gần như không còn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nếu bạn lựa chọn màn hình 1440p, thay vì 1080p, thì lúc này số điểm ảnh đã tăng lên thành 3.686.400, từ 2.073.600. Lúc này, gánh nặng xử lý sẽ đè lên card đồ họa của máy tính. Và hiện nay, ngay cả những phần cứng thuộc dạng mạnh hàng đầu cũng có thể chỉ xử lý được các game cao cấp như Battlefield 4 ở độ phân giải tối đa 1440p.

Điều này có nghĩa là bạn cần cân nhắc khả năng xử lý của toàn bộ phần cứng trên máy trước khi lựa chọn độ phân giải cho màn hình. Nếu bạn chỉ sở hữu card đồ họa tầm trung, việc chọn mua màn hình 1440p sẽ là sự lựa chọn không hợp lý, nhất là nếu bạn muốn chơi các game đồ họa đỉnh nhất hiện nay. Còn nếu bạn đủ tiền để trang bị những card đồ họa mạnh nhất, màn hình 1440p rõ ràng là sự lựa chọn tốt nhất dành cho bạn.

Bạn cũng sẽ bắt gặp các độ phân giải dành cho màn hình tỷ lệ 16:10 như 1920×1200 và 2560×1600. Tuy nhiên chúng không mang lại trải nghiệm game gì quá đặc biệt hơn so với các màn hình tỷ lệ 16:9. Tất nhiên, chúng cũng hoàn toàn phù hợp để lựa chọn làm màn hình chơi game. Và nếu bạn thích chơi các game có yêu cầu một giao diện lớn, như game MMO, thì màn hình 16:10 sẽ là sự lựa chọn phù hợp hơn bởi chúng cung cấp thêm không gian hiển thị.

Tìm hiểu các thông số


Để có thể xác định được đâu là mẫu màn hình tốt nhất, màn này tốt hơn màn kia...là một công việc không hề dễ dàng. Những thông số mà nhà sản xuất đưa ra, như độ tương phản động, hoàn toàn vô dụng và không thể dùng làm căn cứ đánh giá. Lý do là bởi hiện nay không có một chuẩn chung nào để đánh giá những ảnh hưởng của chúng.

Vậy thì người dùng phải tìm câu trả lời cho câu hỏi khó khăn này ở đâu. Đó chính là các bài review, đánh giá chi tiết từ những nguồn tin cậy. Các website chuyên về đánh giá màn hình thường sử dụng những phần cứng theo một chuẩn chung để đánh giá một cách khách quan chất lượng hình ảnh. Khi tìm hiểu các bài đánh giá màn hình, bạn cần chú ý tới các thông số như độ tương phản, độ chính xác màu và mức đen (black level) của màn hình. Những thông số này được đánh giá cao đồng nghĩa với việc màn hình sẽ giúp hiển thị hình ảnh chất lượng cực tốt, thậm chí tạo ra được chiều sâu của hình ảnh.


Các thông số như game màu, dù có thể làm ảnh hưởng tới độ chính xác màu, nhưng không quá quan trọng, bởi yếu tố này của màn hình có thể sẽ mâu thuẫn với các nhà phát triển game: nhà phát triển khi làm game thường giả định rằng game thủ sẽ sử dụng một màn hình với dải màu hẹp. Kết quả là không có sự đồng bộ giữa phần cứng và game, và bạn không nhận được bất kì lợi ích nào từ thông số này. Bạn cũng có thể bỏ qua độ sáng màn hình, trừ khi có nhu cầu chơi game trong môi trường nhiều ánh sáng. Tuy nhiên ngay cả trong trường hợp này thì tốt hơn là bạn mua thêm một cái rèm che.

Thông số tiếp theo trên màn hình mà bạn cần đề ý chính là tỷ lệ làm tươi (refresh rate). Hầu hết màn hình có tỷ lệ làm tươi 60 Hz, nhưng cũng có model có fresh rate 120 Gz hay thậm chí 240 Hz. Nếu màn hình của bạn có tỷ lệ làm tươi 60 Hz, nhưng phần cứng của máy, card đồ họa có thể cho tỷ lệ khung hình cao hơn, điều đó đồng nghĩa với việc bạn đã phải hy sinh một chút ở độ mượt mà của hình ảnh. Thậm chí có thể bạn sẽ gặp phải hiện tượng rách hình (screen tearing). Vấn đề này có thể được giảm thiểu nếu bạn sử dụng card đồ họa có công nghệ V-Sync của Nvidia (yêu cầu game chỉ tạo tốc độ khung hình tối đa 60 fps).

Ngoài ra, các màn hình có tỷ lệ làm tươi cao cũng giúp khung hình xuất hiện nhanh hơn, giúp làm giảm 1 phần lag cho các lệnh nhập (input). Tổng kết lại, việc chọn mua các màn hình có tỷ lệ làm tươi cao tuy không phải là một điều "bắt buộc" nhưng đó sẽ là sự lựa chọn tốt hơn, đặc biệt là đối với các game thủ hay chơi game hành động. Cách mà các chuyển động được render cũng có vai trò quan trọng. Việc xử lý không tốt các đối tượng chuyển động nhanh có thể dẫn tới những lỗi như bóng ma: đối tượng sau khi di chuyển vẫn để lại phía sau một đường vạch khó coi.

Tạm kết


Có thể nói không có một model màn hình nào hoàn hảo từ đầu đến cuối cho việc chơi game. Bạn có thể phải hy sinh một yếu tố nào đó để đổi lấy một điểm mạnh khác. Một vài màn hình cho chất lượng hình ảnh cực tốt, một vài mẫu cho tỷ lệ làm tươi cao...Tuy nhiên cần khẳng định luôn là màn hình chất lượng cao luôn đi kèm với mức giá không hề rẻ. Tuy nhiên, thường thì các game thủ sẽ ưu tiên ở chất lượng hình ảnh, hơn là độ mượt mà của hình, bởi dù sau hình ảnh đẹp cũng dễ dàng nhận ra hơn. Tuy nhiên, nếu thích chơi các game hành động như Counter Strike hay Diablo 3, bạn nên cân nhắc ưu tiên màn hình có tỷ lệ làm tươi cao với những lợi ích như đã nói.



Thứ Tư, 11 tháng 11, 2020

Những video game kinh điển (Phần II)




Dù Angry Birds hay Halo đã qua cơn sốt, song không ai quên được nó đã gây tiếng vang như thế nào khi ra đời.


Nếu 10 game trước gắn bó với thế hệ ông bà, cha mẹ thì 10 game sau là những game gối đầu giường của nhiều bạn trẻ 8x đời cuối và 9x.

World of Warcraft
Image result for World of Warcraft


Mortal Kombat (1992)


Trò chơi sinh tử được sáng tạo bởi hai nhà lập trình Ed Boon và John Tobias. Mới đầu nó có tên là Mortal Combat, nhưng sau đó nó được cố ý đổi thành Mortal Kombat, vì tác giả muốn nhấn mạnh một điều, khi chơi game của mình, người chơi phát thích cực “Kill” (giết) nếu không sẽ bị “Mortal” (chết). Đây là một game võ thuật, mang tính đối kháng rất cao kèm theo những cảnh máu chảy, đầu rơi hết sức bạo lực.

Wolfenstein 3-D (1992)


Đây là game bắn súng cá nhân đầu tiên được phát triển bởi id Software, được sản xuất bởi Apogee Software. Giới thiệu lần đầu vào 5-5-1992, với bản DOS, được lấy cảm hứng từ những game của thập niên 1980 như Castle Wolfenstein và Beyond Castle Wolfenstein. Bản quảng cáo đầu tiên của Wolfenstein 3-D được phát hành qua shareware, cho phép người dùng copy rộng rãi hơn. Game đóng vai này được 13 người tạo ra trong 2 tháng. Người chơi đóng vai lính Mỹ cầm súng tiêu diệt Đức quốc xã để trốn khỏi lâu đài Wolfenstein.

Pokemon (1996)


Pokemon chính là game gối đầu giường của rất nhiều thế hệ 7x và 8x. Được phát triển bởi Game Freak và Creatures Inc, phát hành bởi Nintendo, công ty sản xuất game hàng đầu thời điểm đó. Nó được giới thiệu lần đầu vào năm 1996 ở Nhật Bản, cho máy chơi game bỏ túi. Nó thành công đến nỗi, không những phổ biến vượt ra ngoài biến giới Nhật Bản mà còn trở thành một thương hiệu riêng, giúp Nintendo thu về hàng tỉ đô la. Không chỉ trong game, các con Pokemon còn đi ra ngoài đời thực trở thành thiệp, đồ chơi, lắp ráp, hoạt hình…

Halo (2001)


Game về khoa học viễn tưởng này giúp Microsoft chen chân vững chắc ở thị trường game béo bở. Nó được công ty Bungie phát triển. Halo là cuộc chiến giữa con người mà một liên minh thần thánh ngoài trái đất với tên gọi Covenant. Cái tên Halo được đặt theo tên phi thuyền Halo trong game, phi truyền này cực rộng và có điều kiện có thể sống được, là chiến trường để hai phe chiến đấu. Nếu Wolfenstein 3-D thì người chơi chỉ có thể bắn súng góc nhìn thứ nhất, thì Halo có thêm góc nhìn thứ ba.

GTA San Andreas (2004)



Game phiêu lưu hành động thế giới mở cho Rockstar phát triển và được phát hành bởi Rocks Games. Điều khiến game này trở thành một thương hiệu riêng nổi tiếng là những cảnh tai nạn ô tô, cũng như các phân cảnh như bị cảnh sát đuổi bắt vì người chơi đã đâm vào xe cảnh sát. Game lấy bối cảnh ở tiêu bang San Andreas (dựa trên địa hình hai bang California và Nevada), bao gồm 3 thành phố Los Santos (dựa trên Los Angeles), San Fierro (dựa trên San Francisco) và Las Venturas (dựa trên Las Vegas).

World of Warcraft (2004)



World of Warcraft không phải là game nhập vai đầu tiên, nhưng không nghi ngờ gì nữa, nó là game gây được tiếng vang mạnh nhất. Được sáng tạo bởi Blizzard Entertaiment. Đây là game thứ tư được giới thiệu trong seri thế giới tuyệt vời Warcraft, World of Warcraft được phát hành vào 23-11-2004, trong lần kỷ niệm 10 năm thương hiệu Warcraft được ra mắt. Ngay trong ngày đầu tiên Blizzard tung ra World of Warcraft, đã có khoảng hơn nửa triệu người trên thế giới tìm mọi cách đăng nhập vào thế giới kỳ ảo này.

Braid (2008)



Đây không phải là game đầu tiên giành cho trẻ em, nhưng chắc chắn là một trong những game đẹp nhất. Game theo thể loại platform-puzzle, kể về hành trình cứu công chúa của Tim. Người chơi sẽ hóa thân thành Tim, một vị anh hùng bất đắc dĩ mặc chiếc áo đen, thắt nơ đỏ; đi cứu công chúa bị một con quỷ dữ bắt đi vì sai lầm ngớ ngẩn của chàng. Game được phát triển bởi Number Nonne Inc, sở hữu bởi Microsoft. Năm 2006, Braid đoạt giải “Game sáng tạo nhất” tại Independent Games Festival.

Angry Birds (2009)


Những chú chim giận dữ được phát triển bởi một công ty Phần Lan có tên Rovio Entertainment. Những chú chim được cách điệu hóa, không cánh, với khuôn mặt giận dữ được bỏ trên máy bắn đá hoặc cái ná rồi bắn tới trước, tàn phá các mục tiêu khác nhau. Phiên bản đầu tiên của Angry Birds xuất hiện trên iOS của Apple vào tháng 12-2009. Sau đó, 12 triệu bản được copy trên App Store của Apple. Được đánh giá là “một cú hích lớn trong năm 2010”.

Skyrim (2011)



Game nhập vai hành động thế giới mở, được phát triển bởi Bethesda Game Studios và phát hành bởi Bethesda Softworks. Đây là phần 5 của game The Elder Scroll. Người chơi sẽ đánh bại Alduin, một con rồng được tiên đoán sẽ hủy diệt thế giới tại tỉnh Skyrim. Những phiên bản đầu tiên của Skyrim là dành cho Microsoft Windows, PlayStation 3 và Xbox 360. Trong tuần đầu tiên, 7 triệu bản Skyrim đã được bán ra thị trường.

Mass Effect 3 (2012)



Trò chơi nhập vai này được phát triển bởi BioWare, do Electronic Arts phát hành. Về cơ bản nó giống hai phần Mass Effect trước, nhưng hệ thống ẩn nấp, chiến trường, vũ khí…được cải thiện rất nhiều, giúp game hấp dẫn hơn. Chỉ trong vòng 1 tháng sau khi ra mắt, Mass Effect 3: Special Edition đã bán hơn 3,5 triệu bản, 1 con số cực kỳ ấn tượng. Nói không ngoa, nó chính là con gà đẻ trứng vàng cho Electronic Arts.







Theo Nguon Tin

Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2020

Cân nhắc lợi và hại khi cho trẻ chơi game


Về phương diện khoa học, trò chơi điện tử ít nhiều giúp trẻ phát huy những kỹ năng quan trọng trong quá trình phát triển nhận thức và tư duy về thế giới xung quanh, tuy nhiên nếu không có sự quan tâm của phụ huynh việc chơi game có thể gây nhiều tác hại cho sức khỏe của trẻ.

Những lợi ích cần ghi nhận khi cho trẻ chơi game
8 lợi ích 'không tưởng' của việc chơi game 

- Giúp trẻ thông minh hơn: các nhà khoa học Úc đã chỉ ra rằng các trò chơi điện tử giúp trẻ nâng cao khả năng giải quyết vấn đề. Bởi khi chơi, trẻ luôn có tâm lý phải chiến thắng trò chơi, điều này đòi hỏi trẻ phải luôn tập trung và nghĩ ra phương thức thực hiện tốt, lâu dần sẽ tạo cho trẻ thói quen tự tin và cố gắng, khi gặp một vấn đề khó giải quyết.

- Hòa đồng với bạn bè xung quanh: việc chơi game chung với các bạn đồng trang lứa sẽ giúp trẻ gần gũi, chia sẻ, biết cách đối thoại; với trò chơi đòi hỏi chơi theo lượt sẽ tạo cho trẻ tính kiên nhẫn, tôn trọng người khác, biết cách thương lượng, thỏa thuận.

- Phát huy tư duy sáng tạo: các nhà khoa học Mỹ đã chỉ ra việc chơi game giúp trẻ có thể phát triển tư duy sáng tạo và tạo tâm lý thoải mái, tự tin khi đưa ra các quyết định, các ý kiến của bản thân.

- Cải thiện khả năng đọc của trẻ: với trẻ nhỏ khi bắt đầu tập đọc, khó khăn thường gặp phải khi đọc là do sự thiếu tập trung, ảnh hưởng đến thị giác chứ không phải là vấn đề về ngôn ngữ. Chơi game sẽ giúp trẻ nâng cao sự chú ý thị giác, chủ yếu là cải thiện việc khai thác các thông tin trong một môi trường cụ thể, có được khả năng định hướng và sự tập trung cao hơn, hiệu quả hơn và nhanh chóng hơn trong việc thanh lọc các thông tin liên quan từ một văn bản viết cụ thể.

Những tác hại khi cho trẻ chơi game mà không có sự kiểm soát

- Có thể gây tổn thương tay trẻ: những tổn thương này phát sinh khi trẻ lặp đi lặp lại động tác ấn ngón tay vào bàn phím hoặc nút điều khiển, ví dụ như trò chơi đòi hỏi người chơi phải ấn nút điều khiển bằng ngón cái sẽ gây nguy cơ tổn thương gân duỗi ngón cái.

- Tăng nguy cơ trẻ bị béo phì: việc chơi game quá nhiều khiến trẻ thường ngồi lì một chỗ, ít vận động, thích ăn uống những loại thực phẩm có nhiều đường.

- Ảnh hưởng xương: chơi game quá nhiều giờ, trẻ phải ngồi lâu một chỗ và lười vận động khiến cho xương của trẻ khó phát triển một cách toàn diện.

- Tổn thương mắt: trẻ tập trung chú ý chơi game quá lâu sẽ gây mỏi mắt do mắt phải điều tiết nhiều. Ngoài ra, những yếu tố như khoảng cách từ mắt trẻ tới vật dụng thực hiện trò chơi không đảm bảo theo qui định, hoặc lượng ánh sáng không đủ… tất cả đều có thể gây tổn thương cho đôi mắt của trẻ.

Để giúp trẻ vui khỏe tham gia trò chơi điện tử an toàn, 4 nguyên tắc quan trọng các bậc cha mẹ cần chú ý:

1. Cha mẹ nên chú ý từ đầu khi bắt đầu cho trẻ chơi điện tử, cần chọn những game lành mạnh phù hợp với lứa tuổi cũng như tính cách của trẻ. Tuyệt đối tránh những game bạo lực nhằm bảo vệ tâm trí còn non nớt của trẻ.

2. Thực hiện một kế hoạch tính toán hợp lý, cân bằng giữa việc học tập, sinh hoạt và vui chơi của trẻ, mang lại lợi ích tốt nhất cho sức khỏe của trẻ.

3. Chỉ nên cho trẻ chơi game tối đa trong vòng 1 giờ sau khi trẻ đã hoàn thành xong các bài tập trên lớp, để trẻ có thể thư giãn và như một phần thưởng “tinh thần”, giúp trẻ phấn khởi, vui vẻ.

4. Cần tạo cho trẻ một không gian an toàn khi chơi game, phòng ốc thoáng mát, đủ dưỡng khí, đủ ánh sáng… Không nên cho trẻ chơi game ở những nơi mà trẻ một mình riêng tư, nên sắp xếp ở những nơi mà bạn có thể kiểm soát được mọi sinh hoạt chung trong gia đình và của trẻ.


Nguồn: Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM


Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2020

Chơi game hành động làm tăng chất xám não


Các nhà khoa học tại Berlin đã cho thử nghiệm 2 nhóm người trưởng thành. Một nhóm được cho chơi trò Super Mario 64 trong vòng 2 tháng liên tiếp với thời lượng 30 phút mỗi ngày. Nhóm còn lại không chơi game. Sau đó, quan sát não của 2 nhóm bằng kỹ thuật chụp cộng hưởng từ. Khi so sánh, nhóm được chơi game đều đặn đã có sự tăng cường về chất xám. Sự tăng trưởng này diễn ra ở các vùng hồi hải mã, vùng vỏ não dưới trán bên phải và vùng tiểu não. Các vùng não này liên quan đến hoạt động lưu giữ và hình thành ký ức, khả năng định hướng trong không gian và khả năng hoạt động tinh nhanh của tay. Đặc biệt, sự phát triển này tỉ lệ thuận với mong muốn chơi game của đối tượng thí nghiệm.


Nghiên cứu này được thực hiện bởi Viện Max Planck và Trường ĐH Charité - Đức.



“Trong khi các nghiên cứu trước đó đã cho thấy sự khác biệt giữa cấu trúc những người chơi game so với bình thường, nghiên cứu trên đã cho thấy mối quan hệ rõ ràng giữa sự phát triển của não và chơi game. Điều này chứng tỏ các vùng nhất định của não có thể được huấn luyện bằng cách sử dụng game” - trưởng nhóm nghiên cứu Simone Kühn cho biết. Simone Kühn và các đồng nghiệp cũng cho rằng họ có thể sử dụng game để điều trị các bệnh nhân bị rối loạn thần kinh do các vùng não bị thay đổi hoặc giảm kích thước, như chứng tâm thần phân liệt hoặc rối loạn căng thẳng sau chấn thương hay các chứng thoái hóa thần kinh như bệnh Alzheimer.


Theo Nguồn Tin Việt | Kiến Thức

Thứ Năm, 29 tháng 10, 2020

Vì sao game Candy Crush hốt bạc?


King là một trong những hãng công nghệ châu Âu mới nhất đang ghi danh trên vũ trường game toàn cầu. Ngoài King, còn có Rovio, nhà sáng lập ra game “bom tấn” Angry Birds, và Mojang, hãng sản xuất game Minecraft. Lợi nhuận khổng lồ mà King thu được từ Candy Crush và từ một ngành công nghiệp vốn có nhiều hãng đã nếm trải thất bại càng khiến King trở thành chủ đề của những công ty đang tìm kiếm thành công.

Chiến lược tập trung vào thị trường game di động trị giá hàng tỷ USD của King như tạo ra những game đố ngắn, gây nghiện đã giúp hãng thu lợi nhuận nhanh chóng. Thị trường game di động được đánh giá là mảng tăng trưởng nhanh nhất trong ngành công nghiệp game. Mặc dù công ty không công bố các con số kinh doanh song các chuyên gia ước tính doanh thu của King đạt từ 1 triệu đến 3 triệu USD mỗi ngày. Giới truyền thông còn nói King sẽ có giá trị 5 tỷ USD nếu tiến hành niêm yết cổ phiếu lần đầu (IPO). Mới đây có một số nguồn tin nói King đã đệ đơn xin IPO tại Mỹ.



Candy Crush hấp dẫn người chơi bởi đã kết hợp các yếu tố của những game nổi tiếng khác – như đồ hoạ bóng bẩy của Bejewelled, những viên kẹo trong Candy Land và các hoạt động dạng ô như Tetris.

King được thành lập tại Thuỵ Điển cách đây 1 thập kỷ bởi những người bạn cùng làm việc trong một công ty công nghệ mới thành lập, và nhận được 34 triệu euro hỗ trợ của quỹ đầu tư Apax Partners và Index Ventures vào năm 2005. Kể từ đó hãng đã làm ăn có lãi bằng cách thuyết phục người chơi trả tiền nhiều lần để tiếp tục một trò chơi. Mô hình “miễn phí nửa vời” của hãng đã phát huy hiệu quả và Candy Crush thành công như một “hiện tượng toàn cầu” theo lời một số nhà phân tích. “Mô hình miễn phí nửa vời” ở đây là các game được chơi miễn phí nhưng người chơi vẫn có thể trả tiền để có thêm các tiện ích hoặc kéo dài trò chơi.
Các trò chơi giải đố, trong đó người chơi xếp các viên kẹo hình 3D lấp lánh và loại bỏ thạch, sô cô la và cam thảo. Người chơi có thể chơi trực tuyến trên điện thoại thông minh và Facebook. Nó đã nắm giữ vị trí số 1 cho các ứng dụng trên Facebook trong 9 tháng và là ứng dụng có doanh thu hàng đầu của Apple, nổi tiếng hơn cả Spotify và TripAdvisor. King cũng cho biết họ đang xem xét các nền tảng mới cho game như trên TV thông minh.

Trên toàn cầu, doanh thu game di động đến từ kho ứng dụng Google Play và Apple iOS dự đoán sẽ vượt 10 tỷ USD trong năm nay. Gần một nửa số doanh thu trên đến từ 7 nhà xuất bản trong đó có King, DeNa, GungHo Online và Electronic Arts.

Theo Giám đốc sáng tạo Sebastian Knutsson của King, game Candy Crush “gây nghiện” vì nó cân bằng giữa tính giải trí và thách thức, lại phù hợp với quỹ thời gian tập trung ngắn của người dùng. “Đó là một game có vòng chơi ngắn, phù hợp với thế hệ di động ngày nay và khác hẳn với các loại game sâu, dài”, ông nói.

Knutsson là một trong 5 thành viên của King, cũng là một phần trong nhóm 10 nhà phát triển xuất sắc của Thuỵ Điển làm nên Candy Crush. Nó kết hợp các yếu tố của những game nổi tiếng khác – như đồ hoạ bóng bẩy của Bejewelled, những viên kẹo trong Candy Land và các hoạt động dạng ô như Tetris.

Người chơi bị mê hoặc bởi đồ hoạ hấp dẫn của Candry Crush có thể sẽ chi tiền để được chơi thêm hoặc phải đợi 30 phút mới có thể chơi lại – mặc dù một số nói họ có “thủ thuật” để tiếp tục chơi mà không phải nạp tiền hoặc chờ đợi. Sức hấp dẫn của game còn gia tăng bởi yếu tố mạng xã hội: người chơi có thể chia sẻ kết quả của họ trên Facebook.

King nói quyết định chuyển hướng tập trung vào nền tảng di động hồi năm ngoái của hãng rất quan trọng bởi thị trường đang bùng nổ và game rất phù hợp với nền tảng này.

Các nhà phân tích còn nói game Candy Crush rất dễ chơi và thoát, phù hợp với tính chất “giết thời gian” của người chơi di động, nhưng lại đưa ra thách thức mới cho người chơi khi họ chơi lại. CEO của King, Don Mattrick, chính là cựu giám đốc mảng Xbox của Microsoft, thừa nhận: “Tôi thực sự “nghiện”, tôi là một người chơi Candy Crush và tôi rất thích nó”.

Hãng Zynga tại California, Mỹ, đã chứng minh số phận của các game, liệu Candy Crush có tránh được cung đường này? Năm 2009, Zynga phát triển game xã hội FarmVille, một game được rất nhiều người thích trong đó người chơi thu hoạch mùa màng và cất lương thực – nhưng giờ đây Zynga cũng đang phải chật vật kiếm tiền vì FarmVille vẫn dựa trên Facebook trong khi người chơi chuyển sang di động. Giá cổ phiếu của Zynga đã giảm 65% kể từ “ngày hoàng kim” IPO trị giá 1 tỷ USD cách đây 2 năm, giờ đây Zynga đang cắt giảm nhân viên và đóng cửa văn phòng.

Hãng nghiên cứu thị trường Newzoo ước tính doanh thu thị trường game toàn cầu trên tất cả các nền tảng sẽ đạt 86,1 tỷ USD vào năm 2016 khi số người chơi game đạt 1,55 tỷ. Họ dự đoán mảng tăng trưởng nhanh nhất sẽ là game trên di động, chiếm khoảng 30% thị trường, tăng từ mức 17% năm nay.

King cho biết hiện họ cung cấp 150 game và có hơn 1 tỷ lượt chơi mỗi ngày. Công ty cũng đang chuẩn bị cho những tựa game di động tiếp theo để sẵn sàng thay thế Candy Crush khi người chơi không còn “hảo ngọt” nữa. King cũng đang lên kế hoạch phát triển tại châu Á.



Theo Nguon Tin

Thứ Hai, 10 tháng 8, 2020

Stones of Rome

Stones of Rome

image
James tham gia du lịch cùng nhóm bạn của mình trong kỳ nghỉ cuối tuần. Tò mò, James đã tách ra khỏi nhóm bạn khi họ cùng khám phá dưới hầm mộ Rome. Lúc đầu, dường như anh ấy đã bước vào một cuộc phiêu lưu đặc biệt của riêng mình, nhưng ngay sau đó anh nhận ra rằng mình đã bị lạc đường và chỉ có một mình. Anh đi lòng vòng quanh hầm mộ và không thể tìm được đường ra.
Stones of Rome
Một con khỉ quỷ quái đã xé tấm bản đồ duy nhất và dẫn anh sâu vào hang động. James phải giải những câu đố hóc búa theo cách của mình thông qua 30 cấp độ để khôi phục và lắp ráp 30 mảnh của tấm bản đồ. Nhưng đó vẫn chưa phải là điều tồi tệ nhất, khi đã ra khỏi hang động, James phát hiện ra nhóm bạn của mình đã mất tích. Sử dụng những phác thảo đằng sau tấm bản đồ, anh đã giải nhiều câu đố thông qua những cấp độ thú vị hơn để cứu nhóm của mình. Bạn còn chờ gì nữa, hãy tham gia trò chơi Stones of Rome cùng James và giành chiến thắng.
   Giao diện đồ họa đẹp.
   Âm nhạc sống động.
Yêu cầu hệ thống trò chơi:
   CPU: 1.0 GHz.
   RAM: 512 MB.
   DirectX: 9.0.
   Hard Drive: 56 MB.
   Trình duyệt Internet Explorer 7 hoặc cao hơn.
all for the game game Stones of Rome

Thứ Năm, 6 tháng 8, 2020

Final Fantasy XV — First 45 Minutes of SPOILER-FREE Gameplay!









Ban đầu, đoạn gameplay này xuất hiện trong một buổi phỏng vấn với nhóm phát triển tại hội chợ Paris Games Festival hồi tháng 10. Tuy nhiên, game thủ chỉ được xem phiên bản với chất lượng khá thấp và thường bị cắt ngang bởi các câu hỏi phỏng vấn. Để làm thỏa mãn người xem, Square Enix đã phát hành clip gameplay ở độ phân giải 1080p và không hề bị gián đoạn.


Đoạn video làm nổi bật thế giới khổng lồ của Final Fantasy XV, cũng như các loài sinh vật và môi trường mà người chơi sẽ gặp trong game. Hiệu ứng chuyển đổi ngày đêm cũng xuất hiện trong đoạn clip này. Một điều cần chú ý là đoạn clip này không phản ánh đúng chất lượng của bản game khi tới tay game thủ. Final Fantasy XV vẫn đang phát triển và sẽ còn nhiều thay đổi trước khi chính thức phát hành.

Ngoài ra, Square Enix cũng đưa thêm một video cho thấy những công nghệ được ứng dụng trong Final Fantasy XV, cũng như quá trình xây dựng game dựa trên engine Luminous.



Vũ Anh

Chủ Nhật, 2 tháng 8, 2020

5 tỷ phú game hàng đầu thế giới

5 tỷ phú game hàng đầu thế giới

1. Marc Pincus
Marc Pincus là chủ nhân của Zynga, công ty tạo ra các trò chơi nổi tiếng trên mạng xã hội như Farmville, Bubble Safari, Words with Friends, Draw Something và City Ville. Pincus đã đặt tên công ty theo tên chú chó cưng đã qua đời của mình. Kể từ khi Pincus cổ phần hóa công ty, tài sản của ông biến động rõ rệt. Cổ phiếu Zynga ở mức cao kỷ lục vào mùa xuân năm 2012, giúp Pincus kiếm bộn tiền.
image
Tuy nhiên, sau khi Pincus đưa ra quyết định khó hiểu bán ra 16,5 triệu cổ phiếu, nhiều tin đồn cho rằng tình hình công ty đang trở nên tồi tệ. Từng sở hữu 2 tỷ USD, tài sản của Pincus hiện chỉ còn hơn 1 tỷ USD. Năm 2009, Pincus được tặng danh hiệu CEO của năm tại Crunchies Technology Awards. Hiện ông là chủ tịch hội đồng quản trị Zynga và thôi nắm vị trí CEO kiêm Giám đốc sản phẩm của công ty. Tính tới năm 2013, tài sản của Zynga trị giá 2,2 tỷ USD, tổng doanh số năm đạt 873 triệu USD với 2.034 nhân viên. Lượng người dùng hàng tháng của Zynga là 240 triệu.

2. Hajime Satomi
image
Sau khi bỏ học vào năm 1975, Hajime Satomi thành lập tập đoàn Sammy. Đây là công ty chuyên sản xuất thiết bị cho ngành công nghiệp giải trí Pachinko của Nhật Bản. Đây là hãng sản xuất hàng đầu của các máy chơi game Pachislot và Pachinko. Năm 2004, Sammy Corporation mua lại Sega Corporation với giá 394 triệu USD. Dù doanh số bán hàng các loại bóng Pachinko và máy game thấp khiến thu nhập của Satomi giảm nhưng theo Forbes, ông vẫn sở hữu tài sản ròng 1,1 tỷ USD. Mới đây, Satomi giành được giấy phép xây dựng một sòng bạc trị giá 1,7 tỷ USD tại Hàn Quốc, dự kiến mở cửa vào năm 2017.
Hiện Hajime Satomi là chủ tịch kiêm CEO, giám đốc của Sega Sammy Holdings, chủ tịch Sammy Corporation, đồng thời là giám đốc Sega Corp. Năm 2013, Sega Sammy Holdings đạt tổng doanh thu 3,7 tỷ USD và có 7.149 nhân viên. Cùng năm đó, Sammy Corporation sử dụng 1.105 nhân viên. Năm 2011, Sega Corporation thu về 4,9 tỷ USD, thu nhập ròng đạt 512,857 triệu USD. Tính đến năm 2013, tổng nhân viên của tập đoàn này là 2.208 người. Các sản phẩm chính của công ty gồm có Dreamcast, Sonic the Hedgehog series, Shining series, Saturn, The House of the Dead series, Total War series, Game Gear, Master System, Yakuza series, và Mega-CD. Hajime Satomi là người giàu thứ 33 tại Nhật Bản.
3. Yoshikazu Tanaka
image
Là người khá kín tiếng, Yoshikazu Tanaka là một trong những tỷ phú ngành trò chơi giàu nhất thế giới. Năm 2012, tài sản ròng của Tanaka ước tính là 3,5 tỷ USD, nhưng tới nay đã giảm xuống còn 1,8 tỷ USD. Tanaka là CEO công ty dịch vụ mạng xã hội và trò chơi trên điện thoại di động GREE có trụ sở tại Nhật Bản. Khi mới 26 tuổi, Tanaka bắt đầu phát triển GREE như một sở thích. Một năm sau đó, anh mở GREE thành một trang web cá nhân. Trong vòng một tháng, trang web này đã có hơn 10.000 người dùng. Việc chính phủ Nhật Bản thắt chặt chính sách quản lý quảng bá game trên mạng xã hội là nguyên nhân khiến tài sản của Tanaka sụt giảm. Những trò chơi bị trì hoãn ra mắt và doanh số nước ngoài thấp cũng là nguyên nhân khiến tài sản của Tanaka bốc hơi. Khi 30 tuổi, Yoshikazu Tanaka đưa công ty lên sàn chứng khoán và GREE trở thành công ty có giá trị thị trường cao nhất trong ngày đầu tiên. Ở tuổi 33, anh là tỷ phú tự thân trẻ tuổi thứ 2 trên thế giới, sau Mark Zuckerberg của Facebook. Doanh nhân sinh năm 1977 này cũng nhận được danh hiệu Doanh nhân tự thân trẻ nhất châu Á.

4. Gabe Newell
image
Gabe Newell là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất trong thế giới trò chơi trên máy tính tại phương Tây. Tính tới tháng 9/2012, tài sản ròng của Gabe ước đạt 1,5 tỷ USD. Tới nay, con số này giảm còn 1,1 tỷ USD.
Gabe là nhà sáng lập tập đoàn Valve, nổi tiếng với các trò chơi phổ biến như Half-Life, Left 4 Dead và Portal. Công ty còn phát triển hệ thống phân phối game trực tuyến Steam, giúp mua và tải về các game của chính hãng hoặc của các hãng khác. Công ty có tài sản ước tính khoảng 3 tỷ USD.
Gabe bỏ học trường Harvard và gia nhập Microsoft. Tại Microsoft, ông là người góp công trong việc phát triển những phần mềm đầu tiên của công ty và dĩ nhiên được trả lương hàng triệu USD. Năm 1996, lấy cảm hứng từ Michael Abrash, người bỏ Microsoft để phát triển game Quake, Gabe rời Microsoft và mở công ty riêng, Valve Corporation.
Ngày nay, Valve sử dụng trên 330 nhân công với tổng vốn chủ sở hữu 2,5 tỷ USD. Gabe đã kết hôn và có hai con. Ông cũng nhận được nhiều danh hiệu như “Cái tên bạn nên biết” của Forbes năm 2010 và BAFTA Fellowship Award năm 2013. Trong một cuộc phỏng vấn với CVG năm 2011, Gabe cho biết 3 trò chơi yêu thích nhất của mình là Super Mario 64, Doom và Star Trek.

5. Hiroshi Yamauchi
Hiroshi Yamauchi là CEO của công ty trò chơi Nintendo khi 55 tuổi. Kể từ những ngày sơ khai với bài lơ khơ, cho tới các hình thức giải trí điện tử mới, Hiroshi đã đưa công ty lên đỉnh cao thành công về mặt tài chính. Hiroshi lần đầu tham gia vào lĩnh vực trò chơi điện tử vào năm 1974 với máy chơi game Magnavox Odyssey. Kể từ đó, nhắc tới cái tên Nintendo là nhắc tới máy chơi game. Là người giàu thứ 11 tại Nhật Bản, Hiroshi về hưu vào năm 2005. Kể từ đó, doanh số của Nintendo có xu hướng đi xuống, khiến tài sản ròng của Hiroshi giảm từ 2,8 tỷ USD xuống còn 2,5 tỷ USD. Năm 2006, trước khi chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, tài sản của Hiroshi được thống kê là 7,8 tỷ USD.
image
Năm 2013, Hiroshi Yamauchi qua đời ở tuổi 85. Ông kết hôn với bà Michiko Inaba và có 3 người con. Con gái đầu của họ sinh năm 1950 và sau nhiều lần thất bại, họ có cô con gái thứ 2. Không lâu sau đó, bà Inaba hạ sinh con thứ ba, là một cậu con trai.

Zynga Pincus game tỷ phú

Thứ Bảy, 1 tháng 8, 2020

Những lưu ý cần thiết khi mua laptop chơi game

Trong khi mảng công nghệ di động chứng kiến nhiều thay đổi trong suốt 5 năm trở lại đây, bao gồm cả sự lớn mạnh của hệ máy tablet và các loại máy tính kết hợp máy tính bảng, vẫn có một thứ nguyên vẹn như ngày đầu: laptop chơi game. Thế mạnh của những cỗ máy được mệnh danh là "quái vật", tất nhiên, không nằm ở kích cỡ mỏng manh hay màn hình cảm ứng, mà nằm ở tốc độ và hiệu năng.

Nghe có vẻ đơn giản, thế nhưng hiện nay có rất nhiều loại laptop đang xuất hiện trên thị trường, từ loại thông dụng chỉ vài triệu cho đến chuyên dụng với giá nghìn đô. Lựa chọn một chiếc laptop phù hợp túi tiền nhưng vẫn đủ mạnh để "chiến" game mình yêu thích là mong muốn chính đáng của game thủ. Dưới đây là những lưu ý cần thiết để tìm được một chiếc laptop như vậy.

GPU – thứ cần để mắt đến đầu tiên
Chẳng phải chỉ riêng laptop, đã là công cụ để chơi game thì bất cứ thiết bị nào cũng sẽ đặt tầm quan trọng của GPU lên hàng đầu. Khi đi mua sắm, khách hàng rất dễ bị phân tâm bởi các thiết bị bổ sung như RAM, ổ cứng, bàn phím đèn LED... Hãy tâm niệm một điều: Tất cả bắt buộc phải gạt ra ngoài chừng nào còn chưa chọn được một chiếc laptop có card đồ họa ưng ý.

Ảnh
Trong khuôn khổ bài viết này, rất khó để tóm tắt được GPU nào tốt nhất (tức là hiệu năng phải xứng đáng với giá thành) vì các nhà sản xuất tung sản phẩm ra thường xuyên, với nhiều loại khác nhau và thậm chí nhiều tinh chỉnh khác nhau. Do đó trước khi mua laptop hãy tham khảo kĩ và đừng quên rằng, ở đây xét về hiệu năng có 5 loại tất cả, xếp theo thứ tự từ mạnh nhất đến yếu nhất. Tất nhiên, tiền nào thì của nấy.

CPU – cực kì quan trọng
Đừng vì nhắc đến GPU đầu tiên mà nghĩ rằng chúng ta có thể lờ đi được CPU. Nên nhớ rằng trong nhiều trường hợp, CPU còn cần thiết hơn cả GPU.

Không giống như suy nghĩ thông thường của game thủ về "sát thủ cấu hình", trên thực tế những game như vậy có thể chia làm hai loại: Yêu cầu GPU và yêu cầu CPU. Phần lớn game chỉ cần một card màn hình thật tốt và CPU Core i3 hoặc i5 là đủ, nhưng có vài game, thậm chí còn khiến cho Core i7 lõi tứ phải lê lết. Supreme Commanderlà một trường hợp như vậy, và đáng ngạc nhiên là game đã ra mắt cách đây 5 năm.

Ảnh
Core i5 là lựa chọn đầu tiên cho những game thủ không muốn bỏ ra quá nhiều tiền. Ở thời điểm hiện tại, các tác vụ đa nhiệm hay yêu cầu cao về CPU vẫn có thể xử lí dễ dàng bởi một mainboard Core i5 Ivy Bridge, phần tiền dư ra có thể dùng để nâng cấp một GPU tốt hơn.

Tất nhiên, người sử dụng có thể chọn Core i7 lõi tứ nếu thích và có đủ tiền. Nhưng không cần phải chọn mẫu mới nhất, chỉ cần Core i7-3610QM là đủ, cũng không cần phải chọn phiên bản tinh chỉnh bởi dù có nhanh hơn nhưng vẫn không xứng với số tiền bỏ ra. Tiền ấy tốt nhất nên để làm việc khác.

Ổ cứng SSD cần được quan tâm đúng mức
Trong khi HDD sử dụng các đĩa từ quay nhanh để lưu dữ liệu, thì SSD sử dụng các chip nhớ NAND Flash. Chính vì không có bộ phận cơ học chuyển động nên SSD nhanh hơn, bền hơn và tiết kiệm điện hơn. Tuy nhiên, nó lại đắt tiền hơn khá nhiều so với ổ từ nhưng khoản tiền bỏ ra thường sẽ không bị phí, sự khác biệt giữa SSD và HDD thực sự lớn và có thể nhận thấy ngay khi mở ứng dụng, sao chép dữ liệu, khởi động máy tính. Bên cạnh đó, thời lượng dùng pin được kéo dài và việc di chuyển máy tính xách tay thoải mái hơn mà không phải lo nhiều tới ổ cứng bị ảnh hưởng.

Ảnh
Mặc dù có cùng thế mạnh, không phải toàn bộ các ổ SSD đều giống nhau. Một số lại chậm chạp hơn hẳn các đồng loại. Lí do của sự khác biệt này là giao tiếp sử dụng và loại bộ điều khiển mà các nhà sản xuất chọn lựa. Thông thường, giao tiếp SATA 3 Gb/giây hoặc thậm chí là 6 Gb/giây là đủ với SSD, trong khi PATA cũ hơn sẽ khiến SSD chạy chậm hẳn.

Chính vì thế, trước khi tiến hành chọn SSD cho laptop, người mua nên tham khảo thông tin từ nhiều nguồn khác nhau về mẫu ổ muốn chọn. Nên tìm các loại SSD có chất lượng tốt sử dụng bộ điều khiển của Intel, Indilinx hay Sandforce… Nếu mua máy với SSD tích hợp sẵn, hãy hỏi những người sử dụng khác xem tốc độ của SSD đó ra sao. Thực tế cho thấy nhiều loại SSD tích hợp có tốc độ không được tốt trong khi giá vẫn khá cao.

Kích thước màn hình nên phù hợp với chất lượng đồ họa
Độ phân giải khởi đầu của các dòng laptop đa mục đích là 1280 x 800, cao nhất là 1920 x 1200 thường chỉ có trong các laptop cao cấp dành cho các game thủ. Với những công việc tính toán hàng ngày, độ phân giải 1280 x 800 pixel là phù hợp.

Một số laptop 13,3 inch có độ phân giải này như Apple MacBook, Dell XPS M1330, Sony VAIO CR và Toshiba Satellite U405. Độ phân giải 1280x800 cũng là tiêu chuẩn với laptop 14 và 15 inch.

Ảnh
Độ phân giải đó là tiêu chuẩn với laptop 14 và 15 inch, nhưng cũng có một số ngoại lệ. Ví dụ, chiếc Dell Inspiron 1420 14 inch và chiếc Dell Inspiron 1525 15,4 inch có lựa chọn thêm 50 USD để nâng cấp màn hình độ phân giải từ 1440 x 900 lên 1680 x 1050 pixel. Độ phân giải phù hợp với những người biên soạn ảnh hoặc chơi game, với nhu cầu bình thường thì biểu tượng và chữ trên màn hình sẽ nhỏ, khó đọc hơn.

Và hãy nhớ: Vì sao mua laptop chứ không phải build case
Các nhà sản xuất laptop cho thị trường game sẽ thường quảng cáo về việc máy tính của họ nhỏ hơn nhưng chất lượng chơi game thì không thua kém gì những cỗ máy thuộc loại hàng khủng. M14x của Alienware là một ví dụ điển hình cho vụ "nhỏ nhưng có võ" kiểu này, một cỗ máy chơi game thực thụ bất cứ ai cũng phải thèm muốn.

Ảnh
Tuy nhiên, những trường hợp như M14x (nặng dưới 3 kg) thật sự rất ít. Bài học kinh nghiệm cho thấy càng là laptop chơi game, máy sẽ càng cồng kềnh. Nếu chọn mua laptop ở cỡ màn hình 14 -15 inch, hầu hết người dùng không quá quan tâm đến cân nặng của máy, vì máy chủ yếu được dùng thay thế máy để bàn. Tuy vậy cũng có nhiều model không nặng lắm, trung bình nặng 2,4 - 2,7 kg, cao hơn có thể đến 3 kg, còn thấp hơn cũng có dòng chỉ 2,2 kg. Các laptop ở cỡ màn hình này đều có bàn phím đầy đủ với các phím được bố trí rộng rãi, có bàn phím số, phù hợp với những người hay làm việc với số liệu. Chúng cũng thường được trang bị card màn hình rời để phục vụ cho các công việc đòi hỏi đồ họa, hoặc phục vụ mục đích giải trí, chơi game, xem phim…

Còn laptop trên 17 inch thường có cấu hình "khủng" và dành cho dân thiết kế đồ họa và các game thủ "chuyên nghiệp". Các laptop này đều có khối lượng trên dưới 4 kg, khá nặng nề và cồng kềnh. Game thủ chỉ nên chọn mua các laptop loại này nếu ít phải di chuyển. Giá của chúng cũng khá đắt, chỉ phù hợp với các tay chơi công nghệ. Do đó, hãy cân nhắc kĩ trước khi lựa chọn một chiếc laptop như vậy.

Theo VnExpress.



Theo Nguon Tin

Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2020

Viết game cho di động: Khó hay dễ?



Giao diện trò chơi và cách thức chơi của game “Tappy Chicken” giống như Flappy Bird

Giao diện trò chơi và cách thức chơi của game “Tappy Chicken” giống như Flappy Bird


Mỗi một thế hệ game console mới đòi hỏi một engine game mới. Engine game chính là cốt lõi của mỗi game được xây dựng trên nó, trong đó yếu tố đồ họa dựng hình là quan trọng nhất. Unreal Engine 4 là 1 trong 5 engine tạo nên những game đồ họa hàng đầu thế giới gồm: Frostbite 3, CryEngine 3, Ignite, Unreal Engine 4 và id Tech 5 (trước đây được biết đến với cái tên Doom hoặc Quake Engine). Mỗi engine game có một thế mạnh đồ họa riêng của mình.



Game “Tappy Chicken” có cách thức chơi gameplay giống như Flappy Bird từng nổi đình đám mấy tháng trước, nhưng đây không phải là điểm ấn tượng của trò chơi. Tappy Chicken dùng để thể hiện khả năng mềm dẻo của công cụ phát triển game sử dụng engine game Unreal Engine 4, khi cho phép một nhà phát triển không hoàn toàn phải có kỹ năng, kinh nghiệm lập trình mà vẫn có thể tạo nên một trò chơi tương thích trên nhiều nền tảng hệ điều hành di động.



Shane Caudle chỉ là một họa sỹ nhưng nhờ có Unreal Engine 4 đi kèm công cụ phát triển đơn giản mà đã tạo ra được game “Tappy Chicken” chạy trên các nền tảng thông dụng hiện nay gồm Android, iOS và HTML5. Đây cũng chính là game đầu tiên sử dụng engine game UE4 (Unreal Engine 4). Game được phát hành miễn phí và có dung lượng nhẹ vào khoảng hơn 20MB cho iOS / Android và hơn 9MB cho HTML5.

Link tải ứng dụng cho iOS: tại đây

Link tải ứng dụng cho Android: tại đây

Link tải ứng dụng cho HTML5: tại đây

VIDEO: Shane Caudle đã tạo ra game “Tappy Chicken” như thế nào






Theo Nguon Tin

Thứ Ba, 19 tháng 5, 2020

Những game mobile nhẹ nhàng dành cho phái đẹp

Game bất cứ ai cũng có thể chơi nhưng dường như nó được mặc định dành cho phái nam, tuy nhiên ngày nay đã xuất hiện thêm rất nhiều sự lựa chọn những thể loại Game Mobile nào thu hút được nhiều người chơi nữ.

1. Thể loại game mô phỏng (Simulation)

Những game mobile nhẹ nhàng dành cho chị em

ảnh minh họa

Đây chắc chắn là thể loại đầu tiên mà chúng ta cần nhắc đến trong khái niệm “Game cho nữ giới”. Trước đây, khi mà PC là phương tiện giải trí chính thì hầu như không có cửa phát triển cho những trò chơi mô phỏng nhưng đến thời của smartphone thì mọi thứ như quay ngược 180 độ.

Cùng với gameplay đơn giản, đánh trúng tâm lý phái yếu, cộng thêm sự tiện lợi khi chơi trên Mobile, không khó hiểu khi nó ngày càng được nhiều người chơi nữ lựa chọn. Ví dụ như Cupcake Maker, Beauty Salon,…

2. Thể loại giải đố nhẹ nhàng

Những game mobile nhẹ nhàng dành cho chị em

Chúng ta không nói đến những tựa game giải đố hại não kinh điển như The Room, Oris hay Limbo mà là những 2048, Three, Candy Crush,… Chắc chắn là sẽ vô cùng dễ dàng cho bạn để tìm thấy 1 cô gái mà trong chiếc smartphone của cô ấy có cài đặt những cái tên trên.

3. Thể loại Indie

Những game mobile nhẹ nhàng dành cho chị em

1 ví dụ vô cùng điển hình của thể loại này chính là Angry Bird – tựa game indie thành công nhất trong lịch sử Game Mobile, đến mức được port ngược lại lên PC – 1 điều mà chúng ta hầu như rất ít thấy. Và đương nhiên nếu bây giờ bạn hỏi bất kỳ 1 cô gái nào là đã chơi Angry Bird chưa, chắc chắn 9/10 người sẽ trả lời là có.

4. Thể loại game thể thao Bida

Những game mobile nhẹ nhàng dành cho chị em

Đây có thể được coi là 1 trường hợp vô cùng đặc biệt bởi những tựa game về chủ đề thể thao thường thu hút được rất ít sự chú ý của game thủ nữ. Tuy nhiên với độ phổ cập được với mọi giới tính, nhiều lứa tuổi, cùng gameplay không mang tính dồn dập, không đòi hỏi xử lý nhanh thì chắc chắn Bida là 1 trong những thể loại sở hữu cho mình nhiều hot girl nhất. Đó là còn chưa kể đến độ phổ biến ngoài xã hội của bộ môn này.



Theo Nguon Tin

Thứ Tư, 13 tháng 5, 2020

Game di động Việt còn cần nhiều yếu tố để phát triển

Đủ năng lực để phát triển

Ở lĩnh vực sản xuất game cài đặt vào máy tính (client) có vẻ như các công ty game của Việt Nam thực tế đã thất bại, sản phẩm duy nhất game client gây được chú ý đó chính là Thuận Thiên Kiếm của VNG, nhưng nó đã nhanh chóng được “khai tử” ngay sau đó. Còn ở lĩnh vực webgame, ngoài Khu Vườn Trên Mây cũng của VNG, các game khác cũng không thành công và không mang lại một ấn tượng nào.

Nhưng ở lĩnh vực game di động hoàn toàn khác hẳn, Việt Nam đã có những sản phẩm vươn ra tầm thế giới, nổi bật nhất là Flappy Bird của Nguyễn Hà Đông, tiếp theo có School Cheater của Bưởi Studio, Ninja Revenge của DIVMOB hay trước đây là Rip Off của ColorBox và Pocket Army của Pine Entertainment…


Ngoài ra còn có hàng loạt game di động khác tạo ra ấn tượng mạnh như Tem Phép Thuật do VTC Intecom phát hành trong nước, Freaking Math của Nguyễn Lương Bằng, Jump & Jump của M.D Studio hay Panda Jump, Zombie Age 2 cũng của DIVMOB và mới đây nhất là Huyền Thoại CS của Joy Entertainment…

Những sản phẩm game di động do Việt Nam phát triển ở trên được đánh giá rất cao, từ nội dung, gameplay và đồ hoạ, việc đánh giá này không chỉ ở trong nước mà ở cả tầm quốc tế. Chất lượng các sản phẩm rất tốt, ý tưởng sáng tạo và đặc biệt đều được phát triển trong thời gian rất ngắn.


Chính những điều trên đã mở ra hi vọng cho sự phát triển của ngành sản xuất game di động tại Việt Nam, nó cho thấy chúng ta có lực lượng đủ năng lực để phát triển game ở lĩnh vực này và trình độ không thua kém so với các nước khác trên thế giới.

Cần nhiều yếu tố để phát triển

Có một điều thực tế là mặc dù đã tạo được tiếng vang ra quốc tế, nhưng việc phát triển game di động tại Việt Nam hiện nay chủ yếu xuất phát từ niềm đam mê là chính. Các sản phẩm làm ra đều được thực hiện một cách tự phát, không có một kế hoạch cụ thể nào, đặc biệt là chiến lược phát triển nội dung và kinh doanh…

Ông Hoàng Nhật Minh, Phó trưởng đại diện của VTC Intecom tại TP.HCM sau khi tiếp xúc với nhiều với các Studio và những người làm game di động ở Việt Nam cũng nhận định, bên cạnh một số công ty chú tâm làm nghiêm túc, rất nhiều các lập trình viên trong nước làm game di động vẫn do đam mê là chính. Chính vì vậy, khi muốn phát hành một game ra thị trường phải sửa lại rất nhiều, từ nội dung, đồ hoạ, đến các hình thức kinh doanh…Chính vì thế, theo ông Minh, để phát triển một cách bài bản, các Studio cũng như các lập trình game di động cần phải được quan tâm, hướng dẫn và định hướng từ nội dung game, gameplay, đến việc kinh doanh sau khi phát hành game ra thị trường…

Có một điều thực tế nữa mà các chuyên gia trong ngành tỏ ra e ngại, đó là chính sách quản lý game cho di động, đặc biệt là những game do Việt Nam sản xuất vẫn chưa rõ ràng. Những phương án quản lý đưa ra còn quá “cứng nhắc”, trong khi đây là lĩnh vực chúng ta có cơ hội để phát triển, đặc biệt trong thời gian từ năm 2014 trở đi, được xem là năm của lĩnh vực di động. Theo các chuyên gia trong ngành cần có các chính sách ưu đãi, cũng như hình thức quản lý theo dạng “hậu kiểm” với các game di động do trong nước tự phát triển.

Theo họ, đối với những game được phát triển trong nước không nên bắt buộc phải làm thủ tục xin cấp phép, thay vào đó chỉ cần báo cáo về nội dung, thể loại game, đến cơ quan quản lý để cơ quan quản lý cho phép phát hành game, còn nếu nội dung game vi phạm lúc đó mới xử lý nặng, thậm chí là yêu cầu đóng cửa game. Những biện pháp quản lý quá chặt và “cứng nhắc” sẽ đem đến hệ luỵ xấu, như các studio hay các lập trình game sau khi hoàn thành sản phẩm chọn phát hành ở thị trường quốc tế, đưa game lên các kho ứng dụng lớn của nước ngoài…lúc đó rất khó để quản lý và thiệt hại về kinh tế cũng rất lớn.

Bên cạnh đó, những chính sách ưu đãi từ nhà nước cho lĩnh vực này cũng rất quan trọng, nó tạo điều kiện thúc đẩy cho các studio game trong nước, cũng như các lập trình viên yên tâm hơn trong việc làm game của mình, đồng thời sẽ cho ra đời nhiều sản phẩm hơn.



Theo Nguon Tin

Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2020

Chuỗi game Call of Duty: Ghost





Nhà phát hành game Activision vừa đưa ra thông báo cho biết, phần mới nhất của Call of Duty,chuỗi game bán chạy nhất của họ là Call of Duty: Ghost sẽ được phát hành vào cuối năm nay, dành cho Xbox 360, PlayStation 3, PC và “các nền tảng thế hệ kế tiếp.”

Hiện Call of Duty: Ghost vẫn đang được studio Infinity Ward phát triển, để kịp xuất hiện trên thị trường kể từ ngày 5/11 tới.

Infinity Ward chính là hãng làm ra bản Call of Duty cùng phần Call of Duty: Modern Warfare rất được khen ngợi.

Kể từ khi ra mắt tới nay, Call of Duty liên tiếp lập nên kỷ lục tiêu thụ của năm sau cao hơn năm trước, do vậy bản Call of Duty: Ghost được kỳ vọng sẽ duy trì được xu hướng đáng nể này.

2013/05Theo Nguon Tin

Thứ Hai, 13 tháng 4, 2020

Microsoft đưa Age of Empires lên Android

Dòng game chiến thuật đình đám một thời Age of empires sắp được hãng Microsoft đưa lên các thiết bị di động cảm ứng iOS, Android và Windows Phone.



Tuy nhiên, khi mà cuộc cách mạng công nghệ ngày càng đi lên, người dùng ít sử dụng đến máy tính mà hướng tới các thiết bị di động khiến Age of Empires đang ngày càng bị bỏ rơi. Chính vì vậy, việc phát hành phiên bản dành cho thiết bị di động đang được Microsoft hướng đến thông qua sự hợp tác với Klab.

Người chơi có thể lựa chọn nhân vật chính từ danh sách hơn 100 vị anh hùng nổi tiếng, giúp họ xây dựng các đội quân riêng biệt dựa trên những nền văn minh có thật trong lịch sử. Game sẽ có chế độ chơi online, cả phối hợp và đối kháng, cùng với hệ thống điều binh khiển tướng được thiết kế lại hoàn toàn dành cho màn hình cảm ứng.
Age of empires lên di động với bản World domination
Cách đây 2 năm, Microsoft từng tung ra một game AoE miễn phí khác là Age of empires online nhưng không thành công. Theo lời giám đốc sản xuất Kevin Perry tại Microsoft Studios, AoE online là “một game tốt nhưng không phù hợp với mô hình game miễn phí (F2P)”.
Age of empires lên di động với bản World domination
Age of empires từng là dòng game chiến thuật hàng đầu trên PC trong những thập kỷ 90, 2000 của thế kỷ XX. Do Microsoft nắm quyền phát hành, AoE khi đó đối trọng với thương hiệu Warcraft của hãng Blizzard. Từ khi hãng phát triển Ensemble Studios đóng cửa (2008), dòng game đã chững lại và không có bước tiến gì mới.

Thứ Năm, 20 tháng 2, 2020

Talk Game – Hướng đi mới của ứng dụng OTT - Kênh 14


Nếu bạn chưa biết, thì OTT (Over-The-Top) là giải pháp cung cấp nội dung truyền thông và giải trí theo yêu cầu đến người dùng thông qua mạng internet băng thông rộng, cho phép người dùng truy cập dịch vụ bất cứ lúc nào, bất kì nơi đâu, trên tất cả các thiết bị có kết nối với Internet. Mặc dù mới xuất hiện ở Việt Nam những năm gần đây, tuy nhiên các ứng dụng OTT đã nhanh chóng được ưa chuộng nhờ đánh trúng vào tâm lý giới trẻ với nhắn tin miễn phí, tin nhắn thoại và đặc biệt là gọi điện miễn phí. Sự ra đời của OTT đã ngay lập tức thay đổi thói quen của người dùng smartphone tại Việt Nam, khiến nhà mạng có phần đau đầu.

Cuộc chiến OTT chưa hồi kết

Một trong những ứng dụng OTT hàng đầu được sử dụng đầu tiên tại Việt Nam đó là Viber, ứng dụng đến từ Hoa Kỳ với sự thành công rất lớn từ trước đó. Tuy nhiên không lâu sau, một ứng dụng đến từ Trung Quốc mang tên WeChat đã nhanh chóng thu hút người sử dụng với con số tăng trưởng cực nhanh, cạnh tranh trực tiếp với Viber.

Talk Game – Hướng đi mới của ứng dụng OTT 1

Thế nhưng, do gặp scandal về chủ quyền biển đảo, chỉ sau một thời gian phát triển WeChat đã bị cộng đồng mạng ở Việt Nam tẩy chay. Đây cũng là cơ hội để Zalo - một ứng dụng OTT ra mắt chiếm lĩnh thị trường. Ngay sau đó vài tháng, hàng loạt các ứng dụng OTT nhanh chóng tràn vào Việt Nam như Line, KaKao Talk, WhatsApp… Tuy các nhà mạng đồng loạt tăng giá cước 3G nhưng Việt Nam vẫn là “chiếc bánh” béo bở mà nhiều nhà phát triển mong muốn chiếm phần.

Talk Game – Hướng đi mới của ứng dụng OTT 2

Cho đến thời điểm hiện tại, có vẻ như người dùng OTT trên smart phone vẫn đang bị “tung hỏa mù” bởi quá nhiều chương trình quảng cáo hàng ngày của các ứng dụng OTT. Các ứng dụng này sau một thời gian phát triển, đã bắt đầu khai thác các mảng như game online, quảng cáo để kiếm lời…. Đây là một cuộc chiến mà trong đó người tiêu dùng đang trở nên ngày càng hoang mang hơn.

Talk Game – hướng đi mới cho bài toán OTT

Sự phát triển luôn đi kèm với những rủi ro, trong đó sự bão hòa khi lượng cung vượt quá cầu sẽ trở thành ác mộng cho chính người dùng OTT. Thay vì giao tiếp, kết nối dễ dàng với bạn bè, những cộng đồng này sẽ dần bị xé lẻ và tạo nên sự hạn chế trong việc chia sẻ, kết nối khi mà mỗi người lại dùng 1 OTT khác nhau.

Talk Game – Hướng đi mới của ứng dụng OTT 3

Đây chính là lúc những phân khúc nhỏ hơn của OTT được khai phá. Một trong số đó chính là Talk Game – sự kết hợp giữa Game và OTT. Nói một cách đơn giản, thay vì bị tách biệt trong quá nhiều ứng dụng OTT, những sản phẩm Talk Game có khả năng kết nối tất cả những người có cùng sở thích, đam mê chơi game lại với nhau, tạo thành một cộng đồng chuyên biệt. Đây sẽ là nơi họ có thể giao tiếp, tương tác và chia sẻ với nhau qua tin nhắn miễn phí, chat voice miễn phí và trong tương lai thậm chí là nói chuyện với nhau trong game hoàn toàn miễn phí.

Talk Game – Hướng đi mới của ứng dụng OTT 4

Mới đây, một Talk Game mang tên Ngộ Không Truyền Kỳ đang chuẩn bị được phát hành vào ngày 25/02 tới, đem đến những công nghệ chưa từng có trên game mobile Việt. Ngoài khả năng nhắn tin và voice chat miễn phí, Ngộ Không Truyền Kỳ còn là một MMORPG sở hữu những hệ thống PK đỉnh cao tương tự như game trên PC hiện nay, giúp hàng ngàn người cùng tham gia Công Thành Chiến, Bang Chiến cực kỳ sôi động.

Tạm kết

Sức mạnh của công nghệ đang dần thay đổi môi trường cũng như thói quen của người dùng smart phone Việt Nam. Trong đó, ứng dụng OTT đang trở thành chiến trường vô cùng khốc liệt giữa các NPH trong nước, nước ngoài và thậm chí các nhà mạng. Trong cuộc chiến đó, Talk Game có vẻ vẫn đang là thị trường còn bỏ ngỏ, sự xuất hiện của MMORPG Ngộ Không Truyền Kỳ, hứa hẹn sẽ châm ngòi cho những diễn biến mới tại phân khúc rất tiềm năng này.



Theo Nguon Tin

Thứ Ba, 11 tháng 2, 2020

Những game di động từng gây sốt toàn cầu


Thành công của Flappy Bird một lần nữa khẳng định nguyên lý của sự thành công bắt nguồn từ sự đơn giản. Kể từ khi các kho ứng dụng di động như App Store hay Google Play ra đời, đã có hàng loạt những game có cách chơi đơn giản nhưng thu hút được hàng triệu lượt tải, mang về doanh thu khổng lồ cho các nhà phát hành. Cùng điểm lại một số sản phẩm nói trên:

Flappy Bird



Ít người tưởng tượng ra một game với đồ họa 8-bit lỗi thời như Flappy Bird lại có thể vượt mặt hàng loạt những game đình đám hiện nay để đạt 50 triệu lượt tải trên App Store và Google Play, mang về cho chủ nhân của nó 50.000 USD/ngày và sự nổi tiếng ngoài mong muốn.

Đáng tiếc là Flappy Bird đã bị gỡ khỏi các gian ứng dụng. Nếu không, số lượng người tải ứng dụng này chắc chắn sẽ còn tăng mạnh bởi ở thời điểm bị gỡ xuống, game này đang thu hút sự chú ý đặc biệt mạnh mẽ của giới truyền thông.

Angry Birds








Nếu như cha đẻ của Flappy Bird thừa nhận, thành công của anh mang đậm yếu tố may mắn thì với Angry Birds, đây lại là cả một chiến lược của Rovio - niềm tự hào công nghệ thứ 2 của Phần Lan, cùng với Nokia. Angry Birds ra đời cuối năm 2008 và đã có hơn 1 tỷ lượt tải, tính đến giữa năm 2012. Trung bình mỗi ngày, người dùng bỏ ra tổng cộng 300 triệu phút để chơi game này.

Đã từng có thời điểm, đi đâu bạn cũng sẽ gặp một vài người loay hoay với “những chú chim giận dữ” giống như cách người ta loay hoay với khối rubic trước đó.

Fruit Ninja








Ra mắt gần như cùng thời điểm với Angry Birds, Fruit Ninja cũng là một trong những game không thể thiếu trên mỗi chiếc điện thoại thông minh. Ước tính, đã có khoảng 1,5 nghìn tỷ hoa quả đã bị chém kể từ khi game này ra đời. Số lượt tải về của Fruit Ninja cũng đạt mốc 500 triệu, tính đến tháng 5/2013.

Âm thanh vui nhộn, các loại hoa quả thân thuộc lại không có bất cứ rào cản nào về ngôn ngữ hay cách chơi, Fruit Ninja là một ví dụ điển hình cho việc thành công đến từ sự đơn giản.

Candy Crush Saga




Candy Crush là puzzle game thành công nhất từ trước đến nay. Ứng dụng này được phát triển bởi King, có mặt trên Facebook từ tháng 4/2012 và bắt đầu hiện diện trên smartphone từ giữa tháng 11 cùng năm.

Ở thời điểm giữa năm 2013, Candy Crush Saga có khoảng 6,7 triệu người dùng thường xuyên, mang về cho nhà phát hành 633.000 USD/ngày, chỉ tính riêng trên kho ứng dụng App Store. Tính đến tháng 11/2013, game này đã có 500 triệu lượt cài đặt từ Facebook, thiết bị iOS và Android.

Temple Run 2








Không lừng lẫy như các game nói trên nhưng Temple Run 2 cũng sở hữu một bảng thành tích rất ấn tượng. Game này đạt 6 triệu lượt tải chỉ trong vòng 24 giờ sau khi ra mắt và chạm ngưỡng 20 triệu lượt tải sau 4 ngày (chỉ tính trên iOS). Trước đó, phiên bản Temple Run thế hệ đầu cũng đã đạt ngưỡng 170 triệu lượt tải kể từ khi phát hành hồi tháng 8/2011.

Để tăng tính hấp dẫn của trò chơi, nhà phát hành Imangi Studios còn bổ sung thêm những nhân vật như Usain Bolt hay ông già Noel. Tất nhiên, người dùng phải bỏ tiền hoặc vật phẩm để mua những nhân vật nổi tiếng này.


Nhiều người cho rằng trái tim Valentine được cách điệu từ đôi gò bồng đảo của phụ nữ, hoặc hình ảnh tạo dáng kinh điển của cặp đôi thiên nga.

Dù đã có gia đình hạnh phúc hay vẫn còn mải miết trong những trò chơi tình ái, mối tình đầu bao giờ cũng là kỷ niệm không thể quên với mỗi cầu thủ bóng đá.

Từ khi Honda tung ra thị trường mẫu xe tay ga được lắp ráp trong nước với tỷ lệ nội địa hóa 93%, nhiều khách hàng đã than phiền về những lỗi như bị ì, hú láp hay kẹt phanh.





Theo Nguon Tin

Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2020

5 kênh video YouTube hấp dẫn dành cho game thủ


Nếu không đủ tiền đầu tư cho mình một chiếc Xbox, PlayStation hay PC cao cấp, bạn có lẽ sẽ phải nhờ tới các kênh video YouTube để thỏa mãn "cơn khát game" của mình. Thật may mắn, có rất nhiều kênh video YouTube chuyên về game, giúp đem đến "trải nghiệm game gián tiếp" tuyệt vời hết mức có thể.
Cách tạo Logo YouTube cho Kênh của Bạn | Logaster 

TotalBiscuit

Kênh video TotalHalibut của người dùng TotalBiscuit có rất nhiều nội dung thú vị, đặc biệt là dành cho các fan của game PC. Sự hài hước của TotalBiscuit giúp đem lại những mẩu video về game rất riêng, rất thú vị cho người chơi.

Kênh video của TotalBiscuit có rất nhiều nội dung, và anh chàng vui tính này cũng thường xuyên đăng tải các nội dung mới. Do đó, bạn sẽ không phải lo thiếu nội dung mới để xem khi tham gia vào kênh của TotalBiscuit.

Series "WTF is..." của TotalBiscuit sẽ giúp bạn nắm bắt được các trò chơi mới được phát hành. Trong mục điểm tin hàng ngày, Total Biscuit sẽ thông báo về các tin game mới nhất, bình luận về các sự kiện đáng chú ý nhất.

The Escapist Magazine

Nếu thường xuyên theo dõi game quốc tế trên YouTube, có lẽ bạn đã từng nghe về Yahtzee và series video đánh giá game Zero Punctuation của anh chàng này. Có thể nói Zero Punctuation là một trong những series video đánh giá game thú vị nhất hiện nay: Yahtzee thường xuyên tập trung vào điểm yếu của các game được phát hành trên thị trường, giúp mang tới một góc nhìn độc đáo cho Zero Punctuation.

Ngoài ra, The Escapist còn có các chuyên mục như Escapist News Now (các thông tin game đáng chú ý nhất), Escape to the Movies (mục "lấn sân" sang lĩnh vực điện ảnh) và đáng chú ý nhất là Unskippable (nói về các đoạn cắt cảnh... tệ nhất trong game).

Rev3Games

Tất cả các game thủ tại Mỹ có lẽ đều quen với G4 TV và series đánh giá game X-Play. Một trong những điều đặc biệt nhất về X-Play đến từ biên tập viên Adam Sessler. Rất tiếc, Sessler đã rời khỏi X-Play, song giờ đây bạn có thể tiếp tục theo dõi anh chàng rất thú vị này thông qua kênh Rev3Games.

Không chỉ có Adam Sessler, Rev3Games còn có rất nhiều người dẫn chương trình thú vị khác như Tara Long và Anthony Carboni. Mỗi người dẫn trên Rev3Games đều có cá tính rất riêng, và họ sẽ cùng tham gia vào thảo luận tất cả các khía cạnh của thế giới game. Nếu bạn là một độc giả quen thuộc của Giant Bomb (một trong những trang web về game thú vị nhất hiện nay), bạn sẽ thích phong cách của Rev3Games. Bất kể là đánh giá game, trải nghiệm cùng chơi game, truyền hình game trực tiếp... Rev3Games sẽ không hiến bạn phải thất vọng.

Machinima

Tất cả những người đam mê game có lẽ đều biết tới kênh Machinima, một trong những tên tuổi lớn nhất của ngành truyền thông về game. Số lượng nội dung về game (và cả về các lĩnh vực liên quan) trên Machinima là cực kì khủng khiếp. Thậm chí, những người mới tham gia vào Machinima có thể sẽ bị choáng váng bởi số lượng nội dung mà họ "phải" xem sẽ là rất nhiều. Điều này cũng có nghĩa rằng bạn sẽ tìm thấy bất kì loại nội dung ưa thích nào trên Machinima.

Ví dụ điển hình về chất lượng của kênh Machinima có thể kể tới chuỗi video Mortal Kombat Legacy. Trong chuỗi video này, cốt truyện của loạt game đối kháng nói trên được kể lại một cách xuất chúng tới mức... bạn sẽ không muốn xem các bộ phim ăn theo series game này nữa.

Các nội dung truyền thống của làng game như Game xuất sắc nhất trong năm, list 10 game đỉnh v...v... cũng được đăng tải nhiều và thường xuyên. Cũng giống như các kênh video khác, Machinima không đi theo hướng "truyền thống", và bạn sẽ sớm nhận ra rằng số lượng và chất lượng của Machinima là hoàn toàn vượt trội.

Giant Bomb

Được sáng lập bởi một cựu biên tập viên của Gamespot, Giant Bomb có số lượng video rộng lớn và đa dạng. Rất tiếc, GiantBomb không đăng tải tất cả các video từ trang chủ lênh kênh YouTube của mình, do đó bạn sẽ phải theo dõi trên trang chủ– phiên bản "chuẩn" nhất của Giant Bomb.

Lê Hoàng

Theo Make Use Of






Theo Nguon Tin

Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2020

Candy Crush Saga và mối lo “trí tuệ Nhật Bản”



Candy Crush Saga là tựa game casual xếp kim cương được chơi nhiều nhất tại hầu hết các quốc gia trên thế giới – trừ Nhật Bản. Tại đất nước mặt trời mọc, phần đông người dùng smartphone không hề biết đến Candy Crush Saga. Đối với giới trẻ và dân văn phòng Nhật Bản, chỉ có một trò chơi phong cách xếp kim cương duy nhất – Puzzle & Dragons.

Game trí tuệ Nhật Bản đe dọa ngôi vương của Candy Crush Saga tại Việt Nam 1

Sức hút qua từng con số

Theo thống kê từ Tokyo Game Show, cứ 7 người thì lại có 1 người chơi Puzzle & Dragons, ước tính có tới 92% người dùng smartphone tại Nhật đã từng chơi game này. Puzzle & Dragons đã tạo nên một trào lưu tại Nhật Bản, trở thành một dấu chấm phá trong văn hóa smartphone tại đây. Puzzle & Dragon có doanh thu đỉnh điểm lên tới 3,7 triệu USD/ngày, chiếm tới 90% doanh thu toàn ngành game online trên smartphone Nhật Bản. Bên cạnh đó, thể loại game hấp dẫn này cũng nhanh chóng lan tỏa và chinh phục hơn 1 triệu người dùng tại Bắc Mỹ.

Game trí tuệ Nhật Bản đe dọa ngôi vương của Candy Crush Saga tại Việt Nam 2

10h00 ngày 17/01/2014, người chơi sẽ chính thức được trải nghiệm Puzzle & Dragons phiên bản Việt ra mắt trên Google Play và App Store Vệt Nam với tên gọi Xếp Rồng Soha.

Game trí tuệ Nhật Bản đe dọa ngôi vương của Candy Crush Saga tại Việt Nam 3

Dễ chơi nhưng trí tuệ

Mở đầu cho thể loại xếp kim cương kiểu mới tại Việt Nam, Xếp Rồng Soha đã quá quen thuộc với những ai từng chơi Puzzle & Dragons phiên bản tiếng Nhật (hoặc tiếng Anh). Còn đối với người chơi mới, hoàn toàn không khó để tiếp cận game. Có thể nói rằng dòng game thân thiện với mọi lứa tuổi, mọi cá tính. Người chơi có 5 giây để sắp xếp các viên kim cương cùng màu nằm thẳng hàng, tạo ra combo để đám “pokemon” có thuộc tính tương ứng phía trên tấn công.

Nếu như Candy Crush Saga hấp dẫn người chơi bởi những viên kẹo ngọt ngào xếp vào thì sự phá cách độc đáo, kết hợp giữa xếp kim cương và nhập vai chiến thuật đã giúp thể loại game như Puzzle & Dragons chinh phục người chơi. Tuy vẫn là tạo combo từ những viên ngọc nhưng những game như Xếp Rồng Soha lại đòi hỏi người chơi phải suy nghĩ, sử dụng trí tuệ nhiều hơn để vượt qua được những thử thách khó, đấu boss, diệt rồng, thu nhận pet. Có thể nói Puzzle & Dragon hay Xếp Rồng Soha là sự kết hợp tinh tế của bốn thể loại xếp kim cương, nhập vai, giải đố trí tuệ và thẻ bài.

Game trí tuệ Nhật Bản đe dọa ngôi vương của Candy Crush Saga tại Việt Nam 4

Đơn giản mà đẹp mắt

Không hề đơn điệu như Candy Crush Saga, Xếp Rồng Soha nổi bật hơn nhờ đồ họa sắc nét, hệ thống pet đẹp mắt. Màu sắc rực sỡ, nhân vật ngộ nghĩnh chinh là ấn tượng đầu tiên mà game thủ nhận xét về tựa game xếp hình nhập vai này. Đây cũng là một phần trong văn hóa Nhật - dù ở phe xấu hay tốt thì mọi nhân vật đều đem tới cảm giác dễ nhìn và thân thiện.

Game trí tuệ Nhật Bản đe dọa ngôi vương của Candy Crush Saga tại Việt Nam 5

Được biết, Xếp Rồng Soha mang tới kho pet khổng lồ với hơn 1200 loại pet khác nhau, chia thành 5 thuộc tính: hỏa, thủy, mộc, quang minh, hắc ám – tương ứng với 5 trong 6 loại kim cương ma thuật.

Có là mối nguy cho Candy Crush Saga?

Thuộc thể loại thống trị người dùng smartphone Nhật Bản, một dòng game mobile thành công bậc nhất thế giới – liệu Xếp Rồng Soha có đủ sức đánh bật Candy Crush Saga tại thị trường Việt Nam? Tuy vượt trội về mọi mặt nhưng vẫn còn khoảng cách không nhỏ giữa người dùng Việt Nam và văn hóa Nhật Bản. Xếp Rồng Soha có thể một lần nữa tái hiện thành công như Puzzle & Dragon tại Nhật Bản hay không?


Download Xếp Rồng Soha phiên bản iOS và Android TẠI ĐÂY!


Theo VinaToys

Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2020

Chơi game bằng... mắt


SteelSeries - nhà sản xuất phụ kiện cho game thủ đã hợp tác với hãng công nghệ Tobii (Thủy Điển) để cho ra mắt một loại kính đặc biệt, giúp các game thủ chơi game bằng mắt. Theo đó, thay vì phải rê chuột, game thủ chỉ cần dùng mắt để nhìn vào đối tượng trên màn hình, ngay lập tức nhân vật ảo trong trò chơi sẽ tự động được điều hướng sao cho thích hợp.

Chơi game bằng... mắt - 1

Theo Tobii, loại kính này sử dụng 3 camera tích hợp giúp theo dõi hoạt động của nhãn cầu để xác định vị trí bạn muốn tới. Thiết bị theo dõi mắt cho phép game thủ thao tác trong trò chơi hành động, như chỉa một khẩu súng nhằm vào một mục tiêu nào đó.

Còn trong trò đá banh như FIFA, nó có thể được sử dụng để nhắm vào mục tiêu là các cầu thủ muốn chuyền bóng tới, kết hợp với cách điều khiển hành động truyền, sút, đánh đầu như thông thường.

Bruce Hawver , Giám đốc điều hành của SteelSeries cho biết, "Theo dõi mắt là một cái gì đó hoàn toàn mới và rất thú vị cho thị trường tiêu dùng. Chúng tôi rất vui mừng khi được làm việc cùng với Tobii và cộng đồng phát triển để cung cấp một công nghệ hoàn toàn mới cho ngành công nghiệp này".

Dự kiến, Kính EyeX sẽ được ra mắt tại sự kiện Consumer Electronics Show với giá ưu đãi là 95 USD, còn giá gốc là 195 USD.



Theo Nguon Tin

KInh Doanh

Danh Mục